HiIT - Hi Information Technology
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


HiIT - Hi Information Technology: News IT, Security, Hacker, Virus, Ebook, Software, Hardware, Game, Blog ...
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Kiến thức tổng quan về thị trường chứng khoán

Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4
Tác giảThông điệp
THCK




Tổng số bài gửi : 92
Reputation : 0
Join date : 12/01/2012

Kiến thức tổng quan về thị trường chứng khoán - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Kiến thức tổng quan về thị trường chứng khoán   Kiến thức tổng quan về thị trường chứng khoán - Page 4 EmptySat Mar 03, 2012 8:16 pm

Phân tích kỹ thuật: Hỗ trợ và kháng cự, Đường xu thế
a. Khái niệm hỗ trợ và kháng cự
Hỗ trợ và kháng cự là một tiếp cận khác hoàn toàn với tiếp cận định dạng trình bày trước đây về hành vi của thị trường. Nó cho phép đưa ra quy tắc lựa chọn cổ phiếu để mua hoặc bán, trong việc đánh giá diễn biến giá cả của cổ phiếu và xác định vùng có vấn đề. Một số nhà phân tích đã xây dựng cho mình một hệ thống riêng chỉ dựa vào khái niệm hỗ trợ và kháng cự và không cần để ý đến các định dạng giá cả và khối lượng nêu ở trên.
Hỗ trợ được hiểu như sau: ví dụ, một đám đông hỗ trợ cổ phiếu A tại giá 60, tức là sẵn sàng mua tất cả các cổ phiếu A với giá thấp hơn 5 điểm so với 60. Hỗ trợ là việc mua một khối lượng cổ phiếu đủ lớn để ngăn chặn xu hướng giảm giá trong một giai đoạn nào đó. Kháng cự được hiểu là ngược lại với hỗ trợ: bán cổ phiếu với khối lượng đủ lớn để đáp ứng tất cả các khoản chào mua, và do đó ngăn chặn không cho giá tăng lên. Như vậy, hỗ trợ và kháng cự gần như được hiểu là cầu và cung tương ứng.
Mức hỗ trợ là mức giá tại đó có đủ một khối lượng cầu mua cổ phiếu để ngăn chặn xu hướng giảm giá, hoặc có thể tăng giá. Mức kháng cự là mức giá tại đó có đủ chứng khoán cung ra để ngăn chặn xu hướng tăng giá. Vậy vùng hỗ trợ thể hiện sự tập trung của cầu và vùng kháng cự thể hiện sự tập trung của cung. Ví dụ, đường biên phía trên của hình thang là mức kháng cự, còn đường biên phía dưới là mức hỗ trợ. Đường biên phía trên của tam giác đi lên là mức kháng cự.
Cơ sở của dự đoán từ lý thuyết hỗ trợ và kháng cự là khối lượng giao dịch của một loại cổ phiếu có xu hướng tập trung lớn tại một số mức giá, tại đó có nhiều cổ phiếu được trao tay nhau. Vì bất kỳ mức giá nào mà tại đó có khối lượng lớn giao dịch xảy ra thường là điểm đảo chiều của xu thế cấp một, cấp hai, cấp ba, vì vậy đảo chiều tại các mức giá đó luôn luôn có thể xảy ra. Tuy vậy, cần chú ý rằng các mức giá này thường xuyên thay đổi vai trò từ hỗ trợ sang kháng cự và ngược lại.
Một đỉnh, khi giá cổ phiếu đã vượt qua, có thể trở thành vùng đáy của xu thế đi xuống ở giai đoạn sau này, và một đáy cũ, một khi giá đã tụt qua nó, có thể trở thành vùng đáy của giai đoạn tăng giá sau này.
b. Ví dụ giải thích
Giả sử giá tăng, đạt 65, 68, 70. Chủ sở hữu cổ phiếu cho rằng họ đã nhận định đúng, vì vậy họ vẫn chờ đợi. Nhưng sau đó giai đoạn giá tăng chấm dứt và giá bắt đầu tụt xuống 67, 65, 62, 60. Chủ sở hữu sẽ lo lắng nhưng họ vẫn tin sẽ có cơ hội thu lãi. Tại 60 giá bắt đầu chững lại một thời gian, sau đó giá giảm đột ngột. Người ta vẫn hy vọng việc giảm đột ngột này chỉ là sự điều chỉnh, nhưng hy vọng sẽ tiêu tan khi xu thế đi xuống vẫn tiếp tục. Các chủ sở hữu cổ phiếu bắt đầu lo thực sự:
có cái gì đó sai trái ở đây? Khi giá tụt đến 55 thì không còn hy vọng thu lợi nhuận. Họ lập luận rằng phải kiên nhẫn chờ để giá quay trở lại 60 và tại đó họ sẽ rút lui khỏi thị trường.
Bây giờ ta xét trường hợp xu thế đi lên. Giá cổ phiếu đạt 12, sau đó tăng đến 24 và do đó người sở hữu cổ phiếu bán ra để thu lợi nhuận. Cổ phiếu phản ứng, tụt xuống 21 và người đầu tư thấy mình đã gặp may. Nhưng sau đó giá lại vượt lên 30. Người chủ sở hữu cổ phiếu trước đây cảm thấy bị hớ, do đó họ lại muốn mua lại cổ phiếu, nhưng họ sẽ không mua với giá cao hơn 24. Đó là diễn biến chung của tâm lý thị trường.
Như vậy chúng ta đã giải thích nguyên lý cơ bản của mức hỗ trợ và kháng cự. Cần chú ý rằng sự cân bằng cung và cầu trên thị trường là vấn đề tế nhị. Chỉ cần có một mức cung dư thừa nhỏ là có thể kiềm chế sự tăng giá, và chỉ cần một mức cầu dư thừa là có thể kìm hãm sự giảm giá. Tất cả các nhà giao dịch đều theo dõi sát sao thị trường và có thể nhận ra ngay một sự thay đổi của tình hình, và họ sẵn sàng tham gia vào cuộc chơi khi sự thay đổi của xu thế xuất hiện. Vì vậy chỉ cần thêm một ít các lệnh mua hoặc lệnh bán cổ phiếu là có thể kéo theo sự chuyển giao hàng nghìn cổ phiếu.
Các nhà giao dịch và các nhà đầu tư khi họ tạo nên mức hỗ trợ hoặc kháng cự đều là những người có kinh nghiệm và thông thái trong việc tham gia vào hoạt động thị trường. Ví dụ, như trên đã nêu ra, những người mua tại giá 60 chắc chắn là thông minh hơn những người mua tại đỉnh 70 hoặc tại các điểm trong giai đoạn giảm giá xuống 60. Như vậy có thể nói rằng họ đánh giá tình hình sau này một cách thận trọng và khôn ngoan hơn những người bảo thủ quyết định ra khỏi cuộc chơi bằng cách bán ra khi thị trường đang hồi phục. Tức là khi thị trường chuyển sang xu thế giảm và họ đã mua cổ phiếu với giá cao thì nay họ chờ đợi cơ hội để bán ra với giá thấp hơn là mức kháng cự. Những người thông minh sẵn sàng chịu hy sinh vài điểm để tránh rơi vào tình thế thua lỗ quá lớn.
Cũng vậy, tại thị trường con bò tót nhà đầu tư sẵn sàng trả thêm hai ba điểm để thay thế các cổ phiếu bán ra trước đây. Như vậy có một đặc trưng phản ứng đối với thị trường con bò tót là giá chỉ giảm đến một mức giới hạn của hỗ trợ - và đối với thị trường con gấu thì đợt tăng giá chỉ đạt mức thấp nhất của vùng kháng cự.
c. Đánh giá cường độ của hỗ trợ - kháng cự
Nguyên lý đầu tiên là kháng cự trong giai đoạn tăng giá phải được đáp ứng tại mọi mức giá bởi số lượng cổ phiếu tồn đọng lần trước đó - số cổ phiếu mua trước đó tại mức giá này và người sở hữu chúng muốn bán hết ra để tránh bị lỗ. Vì vậy, khối lượng cổ phiếu là tiêu chuẩn đầu tiên để đánh giá sức mạnh của vùng kháng cự.
Tại một đáy mà chỉ có 400-500 cổ phiếu trao tay không thể làm mức kháng cự đối với đợt tăng giá sau này, nhưng nếu tại đáy mà có không khí bán cổ phiếu mức hàng nghìn sẽ tạo ra mức cung tiềm năng sau này, sau khi giá giảm dưới đáy trước và sau đó giá lại tăng để hòng vượt qua đáy trước đây.
SHình bình hành hoặc tam giác đi xuống có một số đáy bằng nhau. Chúng ta có thể đánh giá sơ bộ về mức kháng cự này bằng cách cộng tất cả các giao dịch tại các đáy này. Nếu chỉ có một đáy với khối lượng giao dịch khá lớn thì đó có nhiều khả năng là mức kháng cự hơn là trường hợp có nhiều đáy với tổng khối lượng giao dịch bằng trường hợp trên.
Tiêu chuẩn thứ hai là mức độ giảm giá sau đó, tức là giá phải tăng trong một khoảng bao nhiêu để đạt mức đáy cũ, là mức ta dự kiến đánh giá kháng cự. Nếu khoảng cách càng lớn thì khả năng mức kháng cự càng nhiều. Ví dụ cổ phiếu bán ra trong giai đoạn giảm giá từ 30 xuống 20, sau đó ngập ngừng tại 20 trong vài ngày, tăng lên 24 và sau đó giảm xuống 19. Người đầu tư đã mua cổ phiếu giá 20 sẽ không lo lắng về tình hình này. Nếu giá bắt đầu tăng từ 19 thì sẽ có một ít số người quan tâm đến việc bán ra tại 20. Nếu giá tụt xuống 18 sau đó tăng trở lại, thì có nhiều người hơn muốn bán ra cổ phiếu tại giá 20. Còn nếu là tăng từ giá 17 thì 20 sẽ là mức kháng cự.
Như vậy, không thể tìm được nhiều cổ phiếu bán ra cung tại đáy ở trong khoảng 20 đến 35 nếu như không có mức giá thấp hơn 10% ở dưới khoảng trên. Quy tắc 10% không áp dụng đồng đều cho mọi cổ phiếu. Ví dụ, cổ phiếu có giá 3 đến 4 khác với loại cổ phiếu giá từ 20 đến 35.
Mặt khác, cần chú ý đến mức độ giảm giá. Nếu giá từ 20 đến 24 giảm xuống 12 thì không những các nhà đầu tư đã mua vào với giá 20 sẵn sàng bán ra với mức giá đó, mà các nhà đầu tư đã mua với giá 12 cũng sẵn sàng bán ra với giá 20. Nhưng nhà đầu tư nếu mua cổ phiếu tại giá 18 thì không sẵn sàng bán ra với giá 20.
Tiêu chuẩn thứ ba đánh giá cường độ của kháng cự tại một đáy trước đây là khoảng thời gian dài hay ngắn tính từ lúc xuất hiện đáy này trở đi và bản chất của diễn biến thị trường sau đó. Ví dụ đáy của xu thế cấp hai hình thành trong giai đoạn đầu của thị trường con bò tót sẽ có mức độ kháng cự thấp nếu sau đó giá giảm trong một thời gian dài một năm để sau đó đần dần tăng lên sau bốn năm. Việc bán ra cổ phiếu sau một hai năm sẽ có nhiều khả năng hơn là việc bán ra cổ phiếu sau bốn năm.
Nếu vùng kháng cự đã bị tấn công một lần và sau đó giá lại giảm thì cường độ kháng cự sau này sẽ yếu đi. Vì một số cổ phiếu tồn đọng trước đã bán ra, do đó đợt tấn công thứ hai sẽ có ít cổ phiếu trong tay có thể tung ra để kháng cự lại xu thể tăng giá.
Như vậy, chúng ta đã ra ba tiêu chuẩn về cường độ kháng cự: khối lượng, khoảng cách và thời gian. Tuy vậy, sự suy đoán của bản thân người đầu tư là nhân tố đặc biệt quan trọng.
d. Đánh giá mức giá cụ thể
Trong thực tế mua bán chứng khoán, việc xác định chính xác vùng hỗ trợ và kháng cự không phải dễ dàng. Vấn đề là xét loại đồ thị có ích nhất trong việc xác định mức hỗ trợ hoặc kháng cự. Đối với các diễn biến cấp ba thì đồ thị theo ngày là nguồn thông tin duy nhất, và đồ thị theo ngày kéo dài trong một năm sẽ có ích cho việc xác định mức hỗ trợ và kháng cự của xu thế cấp hai. Tuy vậy, đồ thị theo ngày không cho một bức tranh toàn cảnh về triển vọng dài hạn để xác định mức hỗ trợ và kháng cự của xu thế cấp một và hai. Đồ thị theo tuần, gồm mức giá và khối lượng giao dịch, kéo dài trong cả một thời kỳ của thị trường con bò tót và thị trường con gấu là hữu ích đối với việc xác định mức hỗ trợ và kháng cự.
Nếu nói về xu thế chung, thì chúng là một cách biểu diễn lý tưởng của tất cả diễn biến thực tế cụ thể. Nếu nó là xu thế đi lên thì nó bao gồm các đợt lên xuống mà mỗi đợt mức lên lại cao hơn mức đi xuống trước đó. Ví dụ tăng đến 10, giảm xuống 6, tăng lên 15, giảm xuống 10, tăng lên 20. Vì vậy, việc xác định mức hỗ trợ và kháng cự phải qua kinh nghiệm phân tích các đồ thị cụ thể.
e. Sự diễn biến của một xu thế
Giả sử cổ phiếu đang ở xu thế thị trường con bò tót, tăng từ 12 lên 24, và tại đó khối lượng bán ra khá lớn. Kết quả là xuất hiện phản ứng: có sự điều chỉnh xu thế cấp hai từ 24 xuống 18, hoặc một dãy các dao động nhỏ hình thành nên trạng thái điều chỉnh, từ 24 xuống 21. Tiếp theo sự điều chỉnh là một giai đoạn tăng giá xuất hiện, đạt tới 30 trước khi vấp phải khối lượng cung cổ phiếu tập trung. Vậy xuất hiện một đợt phản ứng mới, hoặc là điều chỉnh cấp ba hoặc cấp hai. Nếu vậy thì sau đó mức hỗ trợ ở đâu? Tất nhiên là tại 24, là mức của đỉnh lần đầu. Như vậy, trước đó đỉnh này làm chức năng kháng cự, và nay làm chức năng hỗ trợ.
Giả sử có xu thế cấp một giảm giá. Ví dụ đỉnh của xu thế cấp một giảm từ 70 xuống 50. Tại 50 xuất hiện không khí bán tạm thời cổ phiếu. Tại 50 có khối lượng lớn cổ phiếu được giao dịch, tiếp đó giá tăng đến 60. Tại 60 nhu cầu mua cổ phiếu chấm dứt, giá giảm và khối lượng giao dịch tăng tại 42. Một làn sóng mua xuất hiện, và sự hồi phục đợt hai xuất hiện, giá đạt mức 50. Mức giá. làm chức năng hỗ trợ ở giai đoạn một của xu thế cấp một giảm giá bây giờ chuyển sang làm vai trò kháng cự ở giai đoạn hồi phục thứ hai.
ĐƯỜNG XU THẾ
a. Đường xu thế
Trước đây đã đề cập nhiều đến xu thế. Để xem xét kỹ xu thế, vì vậy, cần tìm cách vẽ đường xu thế một cách có hiệu quả nhất. Có một nhận xét chung là hầu hết các xu thế cấp hai và cấp ba hầu như đi theo đường thẳng. Các đường thẳng trên đường xu thế giảm cấp một thường là đường nối các đáy của các xu thế cấp ba. Ngược lại, trên đường tăng xu thế cấp một đường thẳng nối các đỉnh của xu thế cấp ba là đường xu thế cấp một. Như vậy, đường thẳng đi lên nêu trên của xu thế cấp một nối với đường thẳng đi xuống của xu thế cấp một là đường cơ bản của xu thế. Có thể vẽ thêm đường kép xu thế cấp một bằng cách nối các đáy khác hoặc các đỉnh khác của xu thế cấp một. Giả sử xu thế cấp một đi lên có thể vẽ đường xu thế đi qua các đáy của xu thế. Đường thẳng đi qua các đỉnh của xu thế cấp ba lúc đó được gọi là đường thu hoạch return line. Vùng giữa đường thu hoạch và đường xu thế được gọi là vùng kênh channels.
b. Các đường xu thế cấp hai
Với xu thế chung tăng giá, chúng ta có các giai đoạn cấp hai tăng, tức là đường xu thế cấp hai nằm trên xu thế cấp một tăng giá trong thị trường con bò tót. Xu thế cấp hai giảm giá nằm trong thị trường con gấu có khác với xu thế cấp hai trong thị trường con bò tót.
Đường xu thế cấp hai giảm trong thị trường con gấu không có quy luật đều đặn như đối với trường hợp thị trường con bò tót.
Góc độ dốc của đường xu thế cấp hai thường là lớn, đặc biệt trong thời kỳ hoảng loạn đặc trưng của giai đoạn hai của thị trường này. Mặt khác, giá có xu hướng tụt xa khỏi đường xu thế là đường thẳng đi qua hai đỉnh đầu tiên của thị trường con gấu. Giá cả có xu hướng giảm một thời gian, ngập ngừng một thời gian tại đáy, chuyển sang giai đoạn rẽ ngang, và xu thế sẽ không đảo chiều đi lên cho đến khi đi qua đường xu thế cấp một. Cũng vì vậy mà đường thu hoạch ít khi được sử dụng đến. Một đặc trưng nữa là ở giai đoạn cuối cùng của thị trường con gấu, giai đoạn xu thế cấp hai đi xuống lần cuối cùng để sau đó đảo chiều nói chung là tuân theo quy luật chung một cách rõ nét. Vì vậy, khi nhận biết xu thế cấp hai đi xuống theo một quy luật rõ nét thì đó là sự báo hiệu kết thúc của thị trường con gấu.
Sau khi thị trường con gấu đã đi được một quãng thời gian và trải qua giai đoạn bán tháo, thị trường đi vào giai đoạn ít hoạt động ít giao dịch nhưng có xu hướng giảm giá một cách có trật tự hơn. Nếu đường xu thế cấp hai này đã giảm giá nhưng không quá mức và tiếp xúc nhiều lần với các đợt tăng giá của xu thế cấp ba thì giá sẽ không có khả năng giảm đột ngột nữa. Tiếp đó việc giá đi lên xuyên qua đường xu thế cấp một sẽ là tín hiệu đảo chiều để chuyển sang thị trường con bò tót.


Hệ thống thông tin của thị trường chứng khoán Mỹ và Trung Quốc
Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Tiến sĩ Đặng Minh Ất nêu những nét chính trong quá trình phát triển hệ thống thông tin của thị trường chứng khoán Mỹ và Trung Quốc. Qua đó, tác giả rút ra bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng hệ thống thông tin, nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Thị trường chứng khoán TTCK Việt Nam khai trương hoạt động vào tháng 7-2000. Đây là lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ và liên tục xuất hiện hết bất cập này đến khó khăn khác. Kinh doanh chứng khoán, về thực chất là quá trình xử lý thông tin và ra quyết định. Vì vậy, việc xây dựng một hệ thống thông tin HTTT đầy đủ, tin cậy, dễ sử dụng và kịp thời là điều kiện tiên quyết để TTCK hoạt động hiệu quả. Thực tiễn hơn hai năm hoạt động của TTCK Việt Nam đã bộc lộ rất nhiều yếu kém của HTTT. Các nhà đầu tư không tin tưởng vào các thông tin trên thị trường vì có quá nhiều thông tin kém tin cậy, không trung thực, thiếu chính xác hoặc không cập nhật.
Việc nghiên cứu các HTTT cho TTCK ở các nước như Mỹ, Trung Quốc sẽ giúp chúng ta có được những kinh nghiệm và bài học quý giá, kịp thời đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện, cải tiến HTTT của TTCK Việt Nam.
1. Hệ thống thông tin của thị trường chứng khoán Mỹ
TTCK Mỹ có lịch sử phát triển đã hơn 200 năm với 14 sở giao dịch, thậm chí cả thị trường phi tập trung OTC, khối lượng giao dịch thuộc loại lớn nhất thế giới. Tính ổn định về mặt kỹ thuật của nó đủ cho thấy HTTT được tổ chức tốt đến mức nào. HTTT của TTCK Mỹ vận hành trôi chảy là do nó được tổ chức tốt, được đầu tư hợp lý về cơ sở hạ tầng. Ủy ban Chứng khoán Mỹ là cơ quan quản lý, giám sát về lĩnh vực chứng khoán, đã thiết lập được khung pháp luật thực sự mạnh và có hiệu lực để quản lý TTCK nói chung và HTTT chứng khoán nói riêng. Mọi hoạt động của các chủ thể tham gia trên TTCK như sở giao dịch chứng khoán, các công ty niêm yết, công ty chứng khoán... đều phải tuân theo những quy định của ủy ban trong quy chế công bố thông tin cũng như các hoạt động giao dịch.
Các công ty niêm yết có những ràng buộc rất chặt chẽ. Ngoài việc chấp hành các nguyên tắc về công bố thông tin chung của các TTCK, họ còn có sự kiểm soát khác từ phía người đầu tư. Chẳng hạn, các công ty muốn phát hành cổ phiếu ra công chúng với số lượng cổ đông lớn, họ phải lập và nộp bản thông cáo phát hành. Các nhà đầu tư có quyền khởi kiện công ty, nếu công ty công bố bất cứ điều gì sai sự thật trong bản thông cáo phát hành.
Các công ty chứng khoán khi đưa ra thông tin của mình cho các nhà đầu tư bằng các hình thức tư vấn cũng phải rất thận trọng. Bởi, một mặt họ phải tuân theo những quy định rất rõ ràng trong việc công bố thông tin thông qua Đạo luật Tư vấn đầu tư; mặt khác, nếu vi phạm, họ lập tức sẽ bị tẩy chay và sẽ có người thay thế họ ngay trên thị trường. Vì vậy, các thông tin của các TTCK là rất đáng tin cậy. Hơn nữa, tại TTCK Mỹ có thêm loại hình công ty bảo vệ người đầu tư. Do đó, các hành vi công bố thông tin sai trái, thông tin không trung thực làm ảnh hưởng đến người đầu tư thì khó có thể tồn tại. Đặc biệt, TTCK Mỹ luôn chú trọng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho HTTT để quản lý và giao dịch hiệu quả, bảo đảm lợi ích về thông tin cho người đầu tư. Cụ thể là, các sở giao dịch được khuyến khích áp dụng các thành tựu của công nghệ thông tin trong giao dịch. Lúc đầu các giao dịch tại sở được thực hiện bằng thủ công, nhưng cùng với sự phát triển của các ngành công nghệ, việc giao dịch đã chuyển dần sang hình thức bán tự động và tự động. Tại các sở giao dịch chứng khoán của Mỹ, chẳng hạn TTCK New York, A-mếch... đều có riêng bộ phận giao dịch và kỹ thuật, có chức năng tạo ra môi trường giao dịch công bằng, công khai và hiệu quả cho các thành viên. Bộ phận này có nhiệm vụ bảo đảm mọi thông tin, số liệu về giao dịch các chứng khoán được phổ biến kịp thời, chính xác tới các thành viên, người giao dịch và thị trường.
Vấn đề mạng truyền thông cũng được phát huy tối đa tại TTCK Mỹ. Thông tin tại các sở giao dịch luôn thông suốt, có thể xóa đi tối đa sự chênh lệch về giá và sự lệch pha về thông tin, do nó được bảo đảm bởi hệ thống mạng CORES với cấu hình mạnh và phần mềm ổn định, có thể kết nối được với các TTCK lớn khác trên toàn thế giới.
HTTT chứng khoán được phát triển cũng bởi mạng lưới các hãng cung cấp thông tin chuyên nghiệp, các công ty chuyên làm dịch vụ tư vấn với hơn 80.000 khung màn hình vi tính khác nhau thể hiện bản tin chứng khoán của hơn 80.000 công ty, cung cấp các số liệu, phân tích chứng khoán đến từng địa phương ở Mỹ. Những công ty này chỉ phục vụ cho khách hàng hội viên của công ty, cho nên, để được tham gia, người đầu tư phải trở thành hội viên thực sự và phải cần một chi phí cũng rất lớn. Trên thực tế, các nhà đầu tư muốn đầu tư tại Mỹ thường tập trung vào một số chương trình quan trọng qua những kênh lớn là CNN, AOL, REUTERS, FINANCIAL TIMES...
Thị trường phi tập trung ở Mỹ hoạt động cũng rất có hiệu quả, nằm dưới sự kiểm soát của ủy ban Chứng khoán quốc gia. Hệ thống giao dịch tại thị trường này cũng được tự động hóa hoàn toàn. Hầu hết các giao dịch tại đây đều được tiến hành thông qua mạng lưới điện thoại và vi tính với doanh số lớn gấp nhiều lần so với các sở giao dịch. Thị trường OTC sử dụng hệ thống báo giá tự động của NASD National Association of Securities Dealer - Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán là một hệ thống được điện toán hóa hoàn toàn, cung cấp giá cả chứng khoán cho các thành viên để tiến hành thương lượng, đàm phán trước khi ký hợp đồng tiêu thụ chứng khoán. Hệ thống này nối mạng với các máy con của các hội viên thuê bao hệ thống NASD.
2. Hệ thống thông tin của thị trường chứng khoán Trung Quốc
Thị trường chứng khoán Trung Quốc ra đời rất muộn 1981, và cho đến đầu những năm 90 thế kỷ 20, phát triển không mấy hiệu quả.
Do phát triển thị trường từ tự phát lên có tổ chức, từ không tập trung đến tập trung, nên TTCK Trung Quốc hoạt động lỏng lẻo. Trong thời gian đầu, HTTT của TTCK Trung Quốc hết sức lộn xộn, các thông tin giữa hai sở giao dịch chứng khoán Thâm Quyến và Thượng Hải không thống nhất bởi chúng tuân theo các quy định của địa phương, mạng truyền thông chưa được chú trọng và áp dụng các giao dịch thủ công, mặc dù lúc đó ngành điện toán đã có những ứng dụng rất hiệu quả vào giao dịch chứng khoán của một số TTCK trên thế giới. Cũng chính vì chưa có cơ quan nhà nước quản lý thống nhất về chứng khoán nên các quy chế, quy định về thông tin không được coi trọng, do đó chất lượng thông tin trên thị trường rất kém, các công bố thông tin của các công ty niêm yết, công ty chứng khoán có độ tin cậy rất thấp. Kết quả là, TTCK Trung Quốc phát triển một cách chậm chạp, không đáp ứng được nhu cầu cổ phần hóa, không đẩy mạnh việc thu hút vốn từ TTCK và gây lãng phí thời gian.
Chỉ từ năm 1992 đến nay, khi Ủy ban Chứng khoán nhà nước được thành lập, TTCK Trung Quốc mới dần đi vào trật tự. Ủy ban Chứng khoán nhà nước giữ vai trò quản lý và giám sát các hoạt động thuộc lĩnh vực chứng khoán. Các công ty niêm yết, công ty chứng khoán, các sở giao dịch chứng khoán hoạt động theo chuẩn thống nhất, đặc biệt là các quy chế về công bố thông tin trên thị trường.
Trung Quốc nhận thức rằng, trong điều kiện tin học phát triển như hiện nay, các TTCK cần được hiện đại hóa. Các Sở giao dịch Thâm Quyến và Thượng Hải đã áp dụng giao dịch tự động, đưa khối lượng giao dịch tăng lên nhanh chóng. Thông qua hệ thống giao dịch tự động, mỗi giờ có thể tiến hành 100.000 cuộc giao dịch, đáp ứng lượng giao dịch ngày càng tăng của đất nước có hơn 1,3 tỷ dân này.
Các sở giao dịch chứng khoán Trung Quốc đã nối mạng với nhau và với các công ty chứng khoán trong nước. Toàn bộ các giao dịch đã được thực hiện thông qua mạng vi tính, xóa đi sự không thống nhất về thông tin. Gần đây, Trung Quốc đang tiến hành khảo sát lại hiện trạng và học hỏi kinh nghiệm về phát triển HTTT chứng khoán của thế giới.
3. Bài học kinh nghiệm đối với thị trường chứng khoán Việt Nam
Từ việc tìm hiểu, nghiên cứu HTTT của TTCK Mỹ và Trung Quốc có thể rút ra một số bài học cho Việt Nam như sau:
Một là, HTTT tại các sở giao dịch cần được hiện đại hóa ngay từ đầu, nhất là đối với các xử lý giao dịch trên sàn. Ngay từ khi mới bắt đầu đi vào giao dịch, TTCK Trung Quốc đã quá giản tiện trong trang thiết bị hệ thống xử lý giao dịch nhận lệnh, truyền lệnh, xử lý lệnh... nên các giao dịch rất chậm, người đầu tư thấy lãng phí thời gian nên không mặn mà ; hơn nữa, tình trạng thủ công còn nặng nề trong khi sự tiến bộ không ngừng của công nghệ thông tin trên thế giới nên vô hình trung rơi vào sự tụt hậu và lãng phí. TTCK Mỹ có bộ phận kỹ thuật và thông tin tại các sở chuyên đánh giá những công nghệ mới để đưa ra ứng dụng trên thị trường. Đối với Việt Nam, trong điều kiện TTCK phát triển muộn, tuy chúng ta có được lợi thế so sánh như chi phí cho hệ thống tự động hóa ngày càng có xu hướng giảm xuống, nhưng phải luôn chú ý đến vấn đề trang thiết bị phục vụ việc giao dịch tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán. Các thiết bị không nên quá giản tiện, vì như thế sẽ rất khó hiện đại hóa, khi quy mô TTCK phát triển. Song, không chỉ vì hiện đại hóa thuần túy mà xây dựng hệ thống trang thiết bị quá cầu kỳ. Chúng ta cần chú ý đến trạng thái mở để khi khối lượng giao dịch tăng lên có thể nâng cấp, mở rộng công suất xử lý của hệ thống. Cách làm như vậy sẽ cho phép tiết kiệm được các chi phí ban đầu, đồng thời vẫn bảo đảm tính liên tục của hệ thống khi TTCK phát triển.
Hai là, nên có một chiến lược phát triển HTTT từ phía Ủy ban Chứng khoán nhà nước. Bài học thực tế từ TTCK Mỹ cho thấy, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Mỹ đã có chiến lược bao quát, theo sát thị trường với sự phát triển của công nghệ thông tin cùng các đạo luật chặt chẽ về quản lý thị trường, quy chế thông tin cho các thành viên thị trường. Vì vậy, HTTT có sự thông suốt đồng bộ thông tin giữa các sở giao dịch và với toàn bộ thị trường, chất lượng thông tin đầu ra có độ tin cậy cao. TTCK Trung Quốc lúc đầu được giao phó cho các sở giao dịch tự tổ chức HTTT của mình theo những quy chế của địa phương khác nhau nên chất lượng thông tin kém, hiệu quả hoạt động của thị trường thấp.
Ba là, cần chú ý đến vấn đề mạng truyền thông giữa các bộ phận thị trường. Thông tin trên TTCK cần phải thông suốt và có sự thống nhất. Ở TTCK Mỹ, do được quan tâm đến vấn đề truyền tin đúng mức nên giữa các sở giao dịch cũng như các bộ phận thị trường thông tin đều đáp ứng được các nguyên tắc về độ tin cậy, kịp thời, chính xác, nhanh chóng và hiệu quả. Còn ở TTCK Trung Quốc, vấn đề mạng truyền thông lúc đầu chưa được chú trọng gây nên tình trạng lộn xộn thông tin, sai lệch thông tin, nay đã kịp thời điều chỉnh.
Bốn là, khuyến khích hoạt động của các hãng cung cấp thông tin chuyên nghiệp, nhất là khi TTCK phát triển, có thị trường phi tập trung. Ở TTCK Mỹ, đội ngũ các hãng thông tin chuyên nghiệp khá hùng hậu, nó cung cấp thông tin rất nhiều và phong phú cho các nhà đầu tư trên toàn thế giới. Tại TTCK Trung Quốc, do đội ngũ thông tin chuyên nghiệp mỏng nên việc cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư trong nước còn kém, đặc biệt là đối với các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến TTCK Trung Quốc, nhất là khi cần quan sát TTCK Trung Quốc thông qua những kênh chuyên nghiệp cũng trở nên rất khó khăn. Vì thế điều đó trực tiếp hạn chế rất nhiều đến việc thu hút vốn của Trung Quốc. Do vậy, khi TTCK Việt Nam phát triển, nhất là khi chúng ta chuẩn bị để tiếp nhận nguồn vốn lớn của các nhà đầu tư nước ngoài thì càng phải khuyến khích các hãng cung cấp thông tin chuyên nghiệp có những đầu tư về thông tin chứng khoán.
Về Đầu Trang Go down
THCK




Tổng số bài gửi : 92
Reputation : 0
Join date : 12/01/2012

Kiến thức tổng quan về thị trường chứng khoán - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Kiến thức tổng quan về thị trường chứng khoán   Kiến thức tổng quan về thị trường chứng khoán - Page 4 EmptySat Mar 03, 2012 8:17 pm

Giới thiệu về Phát hành Quyền Chọn Mua Cổ phần cho Nhân viên trong các Cty Cổ phần của Việt Nam
1. Giới thiệu về quyền chọn mua cổ phần
1.1 Quyền chọn mua cổ phần
Một quyền chọn mua cổ phần là một hợp đồng trong đó người giữ quyền chọn mua có quyền, nhưng không có nghĩa vụ, mua cổ phần với một mức giá cụ thể "Giá Thực Hiện" vào hoặc trước một ngày nào đó được xác định "Ngày Hết Hạn Hiệu Lực". Ngày Hết Hạn Hiệu Lực là ngày mà quyền chọn mua không còn hiệu lực và không tồn tại.
Người mua quyền chọn mua cổ phần gọi là "Người Giữ Quyền Chọn Mua" hoặc "Người Mua" và người bán quyền chọn mua cổ phần gọi là "Người Bán" hoặc "Người Phát Hành". Người Phát Hành quyền chọn mua có thể chính là các công ty phát hành quyền chọn mua cổ phần cho nhân viên, hoặc là các tổ chức tài chính thực hiện việc bán quyền chọn mua cổ phần theo yêu cầu của công ty để được hưởng một khoản phí. Người Phát Hành có nghĩa vụ bán cổ phiếu cho Người Giữ Quyền Chọn Mua tại mức Giá Thực Hiện nẽu Người Giữ Quyền Chọn Mua quyết định thực hiện quyền chọn mua cổ phần.
Khi giá thị trường của cổ phần cao hơn Giá Thực Hiện, Người Giữ Quyền Chọn Mua cổ phần có thể mua cổ phần từ Người Phát Hành với mức Giá Thực Hiện và sau đó bán lại theo giá thị trường. Người Giữ Quyền Chọn Mua cổ phần sẽ có được khoản lợi nhuận bằng mức chênh lệch giữa giá thị trường và Giá Thực Hiện. Ví dụ, nếu giá thị trường của cổ phiếu là $120 và mức Giá Thực Hiện quyền chọn mua là $100, Người Giữ Quyền Chọn Mua cổ phần có thể thực hiện quyền chọn mua bằng cách mua cổ phần với mức giá $100, sau đó ngay lập tức bán lại cổ phần với giá $120 và kiếm được $20 lợi nhuận.
1.2 Ví dụ về quyền chọn mua cổ phần trong một công ty đã niêm yết
Công ty XYZ phát hành 10.000 cổ phần và quyết định cho nhân viên quyền chọn mua 500 cổ phiếu trong số đó để khuyến khích họ.
Cổ phiếu của công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán và có giá thị trường là $60 mỗi cổ phiếu. Công ty quyết định phát hành quyền chọn mua cổ phần cho nhân viên mua 500 cổ phần với mức Giá Thực Hiện là $70 và quyền chọn mua cổ phần này hết hiệu lực trong thời hạn một năm. Những nhân viên nắm giữ quyền chọn mua cổ phần có quyền mua cổ phần với mức giá $70 mỗi cổ phần tại bất kỳ thời điềm nào trong vòng một năm kề từ ngày phát hành. Do đó, công ty có nghĩa vụ bán cổ phần với giá $70 mỗi cổ phần và nghĩa vụ này có hiệu lực trong vòng một năm.
Nếu giá cổ phiếu tăng lên $90 hoặc một mức giá cao hơn Giá Thực Hiện trong thời gian một năm sau khi được cấp quyền chọn mua cổ phần, các nhân viên có thể quyết định mua cổ phần với mức giá $70 mỗi cổ phần và sau đó bán lại với giá $90 hoặc theo mức giá khác trên thị trường để kiếm lợi nhuận $20 mỗi cổ phần. Khi nhân viên thực hiện quyền chọn mua cổ phần, công ty phải hoặc phát hành cổ phiếu mới bán cho nhân viên với giá $70 mỗi cổ phiếu, hoặc bán cổ phiếu ngân quỹ cho nhân viên này với giá $70.
Tuy nhiên, nếu trong suõt một năm sau đó, giá cổ phiếu không hề tăng cao hơn mức Giá Thực Hiện, người năm giữ quyền chọn mua cổ phần sẽ không có cơ hội hưởng lợi nhuận từ việc thực hiện quyền chọn mua của mình.
1.3 Ví dụ về quyền chọn mua cổ phần trong một công ty chưa niêm yết
Quyền chọn mua cổ phần trong một công ty cổ phần chưa niêm yết cũng tương tự như đối với một công ty đã niêm yết. Sự khác biệt duy nhất là ở chỗ giá thị trường của cổ phần của công ty không được xác định theo mức giá trên thị trường chứng khoán mà theo mức giá thoả thuận giữa người mua và người bán, đôi khi qua trung gian trên thị trường phi tập trung.
2. Các hình thức khuyến khích nhân viên
2.1 Chương trình quyền chọn mua cổ phần cho nhân viên ESOP
ESOP Employee Stock Option Program là chương trình theo đó công ty cấp cho "những nhân viên đủ tiêu chuẩn" quyền chọn mua cổ phần của công ty theo một mức giá được định trước vào hoặc trước một ngày nhất định. ESOP cho phép nhân viên cùng hưởng giá trị gia tăng mà công ty tạo ra và do đó giúp công ty đạt được những mục tiêu sau đây:
+ Thu hút các nhân viên có năng lực;
+ Giữ chân nhân viên;
+ Thúc đẩy động cơ làm việc của nhân viên;
+ Gắn lợi ích của nhân viên với lợi ích của công ty nhờ đó tối đa hoá giá trị của cổ phần;
+ Tưởng thưởng nhân viên - nếu giá cổ phần của công ty tăng lên, đây có thể là một cách trả tiền cho nhân viên không quá tốn kém.
"Những nhân viên đủ tiêu chuẩn" hoặc "Việc hội đủ tiêu chuẩn" được định nghĩa trong phần 5.1.
ESOP khác với các chương trình cổ phiếu thưởng hoặc chương trình cho nhân viên mua cổ phiếu.
2.2 Chương trình cổ phiếu thưởng
Trong chương trình cổ phiếu thưởng, nhân viên được trả một tỷ lệ tiền lương và/hoặc tiền thưởng bằng cổ phiếu. Sõ lượng cổ phiếu được trả đôi khi cố định, đôi khi phụ thuộc vào hiệu quả làm việc của người nhân viên hoặc hiệu quả kinh doanh của công ty. Lợi ích của chương trình cổ phiếu thưởng là:
+ Cổ phiếu thưởng gắn lợi ích của nhân viên với lợi ích của cổ đông vì nhân viên cũng trở thành cổ đông;
+ Công ty có thể giảm bớt các chi phí bằng tiền mặt nhờ việc phát hành cổ phiếu để trả cho nhân viên thay vì trả bằng tiền mặt;
+ Đây cũng có thể là một cách để giảm thuế thu nhập cá nhân nếu cơ quan thuế xác định giá trị của cổ phiếu thấp hơn giá thị trường. Trường hợp này đôi khi xảy ra với các công ty chưa niêm yết.
2.3 Chương trình cho nhân viên mua cổ phần của công ty
Một số công ty có những chương trình theo đó nhân viên có thể mua cổ phần của công ty với mức giá ngang bằng hoặc thấp hơn giá thị trường. Nếu các nhân viên chỉ có thể mua một số lượng cổ phần có giới hạn trong một thời hạn nhất định, chương trình cho nhân viên mua cổ phần cũng có tác dụng giống như chương trình quyền chọn mua cổ phần với giá thực hiện thấp hơn mức giá hiện tại trên thị trường.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các công ty cho nhân viên mua một số lượng cổ phần không hạn chế trong khoảng thời gian không giới hạn. Trong những trường hợp này, giá cổ phiếu của công ty ít có khả năng tăng vượt mức giá mà nhân viên có thể mua. Lý do là vì trong điều kiện họ luôn luôn có cơ hội được mua cổ phiếu với giá ưu đãi và sau đó bán ra thị trường để hưởng mức chênh lệch thì họ sẽ không có động lực nâng cao hiệu quả công việc của mình để làm tăng giá trị của công ty. Vì vậy, chúng tôi đề nghị không áp dụng chương trình này.
2.4 Phương thức cùng chia sẻ lợi nhuận
Theo phương thức cùng chia sẻ lợi nhuận này, tiền thưởng của một số hoặc tất cả các nhân viên trong công ty được gắn với khả năng sinh lợi của một bộ phận cụ thể trong công ty và/hoặc của toàn công ty. Theo đó, mỗi nhân viên sẽ được nhận một tỷ lệ phần trăm nhất định trong lợi nhuận. Chương trình chia sẻ lợi nhuận thường thích hợp trong việc khuyến khích các công nhân làm việc tại nhà máy.
2.5 Tại sao chọn hình thức khuyến khích trên cơ sở quyền chọn mua?
Lý do chủ yếu khiến cho các công ty nên chọn hình thức khuyến khích nhân viên bằng cách áp dụng quyền chọn mua cổ phần thay vì các chương trình khuyến khích khác là người nhận quyền chọn mua chỉ được hưởng lợi nếu giá trị cổ phần được tạo ra. Nói cách khác, nhân viên chỉ có thể được hưởng lợi từ quyền chọn mua cổ phần nếu công ty thành công.
3. Việc áp dụng ESOP trên thế giới
3.1 Sự phổ biến của ESOP trên thế giới
Trong số 26 quốc gia mà công ty tư vấn về trả lương nhân viên Towers Perrins tiến hành khảo sát vào năm 2000 thì các chương trình quyền chọn mua cổ phần được sử dụng phổ biến ở 19 quốc gia.
3.2 Sự phổ biến của ESOP trong các công ty ở Mỹ
Kết quả khảo sát 250 công ty lớn nhất ở Mỹ của Công ty Frederic W. Cook & Company cho thấy tỷ lệ các công ty áp dụng quyền chọn mua cổ phần cho các nhân viên cấp điều hành là 93% trong năm 1993, và tăng lên 98% vào năm 1997. Điều này cho thấy quyền chọn mua cổ phần dành cho các nhân viên quản lý cấp cao rất phổ biến ở Mỹ.
Trong quyển sách "Stock Options for Undiversified Executives" [Quyền chọn mua cổ phần giới hạn trong các nhân viên cấp điều hành] của tác giả Brian J. Hall thuộc Trường Kinh Doanh Harvard cũng cho thấy: vào năm 1999, 94% trong số 500 công ty hàng đầu theo bình chọn của Standard & Poor gọi tắt là S&P 500 có áp dụng quyền chọn mua cổ phần cho những nhân viên điều hành cấp cao, trong khi tỷ lệ này chỉ là 82% trong năm 1992. Hơn nữa, tỷ lệ của quyền chọn mua cổ phần trong tổng số tiền trả cho nhân viên cũng tăng lên: giá trị của quyền chọn mua cổ phần chiếm 47% trong tổng thu nhập của 500 vị Tổng Giám đốc của các công ty nói trên vào năm 1999, tăng hơn nhiều so với mức chỉ có 21% trong năm 1992.
Một cuộc khảo sát khác tiến hành ở 350 công ty lớn ở Mỹ của William M. Mercer cho thấy tỷ lệ các công ty áp dụng quyền chọn mua cổ phần cho nhân viên cấp thấp hơn tăng từ 19% trong năm 1993 lên 35% trong năm 1998.
3.3 Ảnh hưởng của quyền chọn mua cổ phần đến hiệu quả kinh doanh của công ty
Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy các chương trình ESOP hoặc mang lại hiệu quả tích cực, hoặc không có ảnh hưởng rõ rệt đối với hiệu quả kinh doanh của các công ty. Tuy nhiên, cũng theo kết quả của các nghiên cứu này, chương trình ESOP tỏ ra phát huy tác dụng cao nhất nẽu các nhân viên được tham gia tích cực vào các quyết định quản lý và các hoạt động nhằm phát triển nguồn nhân lực khác với mục đích khuyến khích và hỗ trợ họ đóng góp nhiều hơn cho sự thành công của công ty.
3.3.1 Sự tương quan giữa ESOP và tốc độ gia tăng doanh thu
Một nghiên cứu về tác dụng của quyền sở hữu của nhân viên đối với hoạt động kinh doanh của công ty do Michael Quarrey và Corey Rosen tiến hành vào năm 1987 cho thấy các công ty áp dụng ESOP tăng trưởng nhanh hơn các công ty tương tự nhưng không áp dụng ESOP khoảng 3,6% mỗi năm. Tuy nhiên, điều thực sự đáng nói là kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các công ty áp dụng ESOP, và đồng thời có sự tham gia tích cực của các nhân viên vào các quyết định quản lý và các quyết định quan trọng khác, tăng trưởng với tốc độ 8% đến 11% nhanh hơn các công ty không áp dụng ESOP. Kết quả này được rút ra bằng cách đánh giá hiệu quả hoạt động của 45 công ty áp dụng ESOP, và đối chiếu từng công ty với khoảng 5 công ty không áp dụng ESOP khác.
Một cuộc khảo sát tương tự đối với 343 công ty áp dụng ESOP và 343 công ty không áp dụng ESOP bởi hai nhà nghiên cứu Douglas Kruse và Joseph Blasi của Trường Đại học Rutgers Mỹ cũng cho thấy các công ty áp dụng ESOP đạt được các chỉ tiêu về doanh thu và doanh thu bình quân trên mỗi nhân viên cao hơn 2,3% so với các công ty tương tự nhưng không áp dụng ESOP.
3.3.2 Sự tương quan giữa ESOP và Tỷ suất Doanh lợi trên Tài sản ROA
Theo kết quả cuộc khảo sát 105 công ty của các nhà nghiên cứu Douglas Kruse, Joseph Blasi, Jim Sesil và Maya Krumova của Trường Đại học Rutgers vào năm 2000, các công ty áp dụng chương trình quyền chọn mua cổ phần mở rộng tạo ra Tỷ suất Doanh lợi trên Tài sản ROA cao hơn 2% đến 2,5% so với các công ty tương tự nhưng không áp dụng chương trình này trong cùng khoảng thời gian 10 năm bắt đầu từ 1985/87 đến 1995/97.
Một nghiên cứu tương tự vào năm 1999 do Hamid Mehran thuộc Trường Đại học Northwestern tiến hành theo yêu cầu của Hội Hewitt cũng đi đến kết quả là 382 công ty niêm yết áp dụng ESOP có Tỷ suất Doanh lợi trên Tài sản ROA cao hơn các công ty không áp dụng khoảng 2,7%.
3.3.3 Sự tương quan giữa ESOP và diễn biến giá cổ phiếu trên thị trường
Năm 1995 với sự tài trợ của Bộ Lao động Mỹ, Michael Conte, giáo sư về Kinh Tẽ và Tài Chính của Trường Đại học Baltimore, và Rama Jampani, một Nghiên cứu sinh cũng tại trường Đại học này đã tiến hành khảo sát diễn biến giá cổ phiếu trong khoảng thời gian từ năm 1981 đến 1990 của 4.210 công ty Mỹ áp dụng ESOP và nhận thấy, các công ty niêm yết áp dụng ESOP có tỷ suất lợi nhuận đầu tư ROI cao hơn Chỉ sõ S&P 500 đến 3,22% trong cùng khoảng thời gian.
Theo Chỉ số Quyền sở hữu của Nhân viên EOI - Employee Ownership lndex do Douglas Kruse và Joseph Blasi của Đại học Rutgers xây dựng năm 1992, bao gồm các công ty niêm yết có tỷ lệ cổ phần sở hữu bởi các nhân viên trong công ty lớn hơn 10%, mức tỷ suất lợi nhuận đầu tư của các công ty này là 193% trong thời gian từ năm 1992 đến 1997, so với mức 140% của chỉ số S&P 500 trong cùng thời kỳ đó.
4. Mục Tiêu của Chương Trình Quyền Chọn Mua Cổ Phần Cho Nhân Viên
4.1 Thu hút nhân viên
Các công ty áp dụng chương trình quyền chọn mua cổ phần sẽ dễ dàng hơn trong việc thu hút được các nhân viên có năng lực, vì quyền này mang đến cho họ cơ hội kiếm tiền nhiều hơn nếu công ty thành công trong việc tạo ra giá trị cổ phần.
Đặc biệt ở Việt Nam, các nhân viên được đào tạo tốt thường thích làm việc trong các doanh nghiệp nước ngoài vì tiền lương cao hơn, uy tín doanh nghiệp tốt hơn, và nhiều cơ hội thăng tiến nghề nghiệp hơn. Với việc sử dụng quyền chọn mua cổ phần, các công ty tư nhân trong nước có thể thu hút các nhân viên có năng lực tốt hơn và thúc đẩy động cơ làm việc của họ một cách có hiệu quả hơn.
4.2 Giữ chân nhân viên
Quyền chọn mua cổ phần khuyến khích nhân viên tiếp tục làm việc lâu hơn trong công ty theo hai cách:
+ Quyền chọn mua thường có điều khoản về thời gian bắt đầu có hiệu lực, nghĩa là quyền chọn mua thông thường không có hiệu lực thực hiện ngay, mà chỉ có thể được thực hiện hoặc "có hiệu lực” sau một khoảng thời gian. Nhân viên sẽ mất quyền chọn mua cổ phần nẽu rời khỏi công ty trước khi quyền chọn mua có hiệu lực.
+ Vì nhân viên có cơ hội kiếm được một khoản thu nhập đáng kể nẽu công ty thành công trong việc tạo ra giá trị gia tăng, họ có động lực tiếp tục ở lại công ty và cố gắng tạo ra giá trị cho các cổ phần.
4.3 Tạo động lực thúc đẩy nhân viên
Quyền chọn mua cổ phần tạo động lực thúc đẩy nhân viên bằng cách tạo ra mối liên kết trực tiếp giữa hiệu quả hoạt động của công ty và thu nhập của nhân viên. Điều này khuyến khích các nhân viên tìm cách làm tăng giá cổ phần và tránh mọi hoạt động có thể làm giảm giá cổ phần. Động lực làm việc của nhân viên có thể có những ảnh hưởng to lớn đối với hiệu quả hoạt động của công ty.
4.4 Gắn lợi ích của nhân viên với lợi ích của cổ đông
Phát hành quyền chọn mua cổ phần cho nhân viên giúp nhân viên có suy nghĩ giống như các cổ đông vì họ cũng được hưởng lợi từ sự gia tăng giá trị cổ phần. Do vậy điều này giúp ngăn ngừa những xung đột về quyền lợi có thể phát sinh.
4.5 Bảo toàn tiền mặt
Vệc trả tiền thù lao cho nhân viên bằng quyền chọn mua cổ phần thay vì bằng tiền mặt cho phép công ty tiết kiệm tiền mặt vì công ty không phải dùng đến tiền mặt khi phát hành quyền chọn mua cổ phần hoặc khi phát hành cổ phiếu mới để đáp ứng việc thực hiện quyền chọn mua cổ phần của nhân viên.
Các yếu tố cần xác định khi Xây Dựng một ESOP
5.1 Tiêu chuẩn được cấp quyền chọn mua cổ phần
Công ty phải quyết định những nhân viên nào sẽ đủ tiêu chuẩn được cấp quyền chọn mua cổ phần. Một số công ty chỉ cấp quyền chọn mua cổ phần cho những nhân viên điều hành cấp cao trong khi một sõ công ty khác cấp quyền chọn mua cổ phần cho số đông các nhân viên thông qua các chương trình quyền chọn mua cổ phần mở rộng.
5.1.1 Chương trình quyền chọn mua cổ phần dành cho nhân viên cấp điều hành
Những chương trình này thường áp dụng cho đối tượng là các nhân viên quản lý cấp cao và có thể mở rộng đến các giám đốc phân xưởng, nhưng không áp dụng cho các công nhân của công ty. Mục đích của chương trình quyền chọn mua cổ phần dành cho nhân viên cấp điều hành là để khuyến khích họ phát huy hiệu quả làm việc cao nhất và để giữ chân nhân tài trong công ty. Đây là hình thức thích hợp nhất của chương trình quyền chọn mua cổ phần đối với hầu hết các công ty Việt Nam, ví dụ các công ty sản xuất.
5.1.2 Chương trình quyền chọn mua cổ phần mở rộng
Mục đích của các chương trình quyền chọn mua cổ phần mở rộng là khích lệ cách suy nghĩ và hành vi làm chủ trong toàn công ty. Hình thức này thường thích hợp nhất đối với các công ty chuyên cung cấp dịch vụ và những công ty mà phần lớn nhân viên đều làm công việc chuyên môn.
5.2 Định kỳ phát hành quyền chọn mua cổ phần
Công ty phải xác định định kỳ phát hành quyền chọn mua cổ phần. Thông thường thì quyền chọn mua cổ phần được phát hành mỗi năm một lần.
5.3 Số lượng quyền chọn mua cổ phần được cấp
Công ty phải xác định cơ sở để tính số lượng quyền chọn mua cổ phần cấp cho mỗi loại nhân viên khác nhau. Đôi khi, việc tính toán dựa vào một số lượng cổ phiếu cố định cho tất cả các nhân viên có cùng vị trí công việc. Đôi khi, sõ lượng quyền chọn mua được tính toán dựa vào hiệu quả công việc của nhân viên hoặc hiệu quả hoạt động của công ty.
Điển hình ở các nước phát triển, hàng năm các công ty phát hành một số lượng quyền chọn mua cổ phần tương đương với 2% đến 6% tổng số cổ phần đã phát hành. Những công ty tăng trưởng nhanh có xu hướng phát hành nhiều hơn, trong khi những công ty tăng trưởng chậm hoặc ít tăng trưởng có xu hướng phát hành ít hơn.
Mặc dù phát hành quyền chọn mua cổ phần có thể gây ra sự sụt giảm tỷ suất lợi nhận cổ phần của các cổ đông hiện tại, các công ty cần luôn lưu ý đến hai đặc điểm quan trọng sau:
+ Quền chọn mua cổ phần là hình thức trả thù lao không dùng tiền mặt cho nhân viên một cách hữu hiệu, giúp công ty giảm lượng tiền mặt sử dụng so với trường hợp trả thù lao bằng tiền mặt;
+ Những nhân viên được khích lệ tốt nhờ tác dụng của chương trình quyền chọn mua cổ phần, có thể tạo ra giá trị tăng thêm hàng năm cho công ty lớn hơn khoản thu nhập trên mỗi cổ phần sụt giảm do việc phát hành thêm cổ phần bán cho số nhân viên này gây ra. Ví dụ, nẽu công ty phát hành 6% cổ phần cho nhân viên trong một năm nào đó, nhưng vì các nhân viên được khích lệ tốt, họ có động cơ làm việc tích cực hơn, từ đó làm giá trị của công ty tăng lên 20% trong năm. Trong trường hợp này, tất cả các cổ đông của công ty đều có lợi.
5.4 Thời gian bắt đầu có hiệu lực của quyền chọn mua
Thời gian bắt đầu có hiệu lực của quyền chọn mua là khoảng thời gian tối thiểu sau ngày được cấp quyền chọn mua cho đến khi quyền chọn mua có hiệu lực thực hiện. Đôi khi hiệu lực của quyền chọn mua sẽ trải qua vài giai đoạn - ví dụ, một nửa số quyền chọn mua có thể có hiệu lực tức thời và một nửa có thể có hiệu lực sau một năm. Đôi khi, quyền chọn mua cổ phần có thể không có hiệu lực nẽu người nhân viên không đáp ứng những yêu cầu về hiệu quả công việc nhất định. Nẽu nhân viên thôi việc, hoặc bị sa thải trước khi quyền chọn mua có hiệu lực, họ không thể thực hiện quyền chọn mua cổ phần của mình.
Lợi ích chủ yếu của quy định về khoảng thời gian bắt đầu có hiệu lực là để giữ chân nhân viên ở lại công ty vì họ sẽ đánh mất cơ hội thực hiện quyền chọn mua cổ phần nẽu thôi việc trước khi quyền chọn mua cồ phần có hiệu lực.
Theo số liệu của công ty Watson Wyatt Data Services, phần lớn các công ty áp dụng quyền chọn mua cổ phần với thời gian có hiệu lực toàn bộ trong vòng từ ba đến năm năm.
Một số cách thức xác định thời gian bắt đầu có hiệu lực:
5.4.1 Có hiệu lực một lần Cliff Vesting
Có hiệu lực một lần là cách tính thời gian bắt đầu có hiệu lực đơn giản, theo đó tất cả các quyền chọn mua đều cùng có hiệu lực sau một khoảng thời gian nhất định, ví dụ một năm.
5.4.2 Có hiệu lực theo giai đoạn Phased Vesting
Có hiệu lực theo giai đoạn là cách phân chia thời gian bắt đầu có hiệu lực của quyền chọn mua thành nhiều giai đoạn, theo đó mỗi tỷ lệ nhất định trong số quyền chọn mua được cấp sẽ có hiệu lực thực hiện vào những thời điểm khác nhau. Ví dụ, một nhân viên được cấp quyền chọn mua một số cổ phần mà thời gian có hiệu lực được chia thành bốn giai đoạn trong bốn năm, trong đó 25% tổng số cổ phần được mua trong khuôn khổ của quyền chọn mua sẽ có hiệu lực thực hiện trong mỗi năm. Người nhân viên này có thể mua 25% tổng số cổ phần trong năm thứ nhất, 25% tiếp theo trong năm thứ hai,và cứ thế tiếp tục. Nếu người giữ quyền chọn mua cổ phần không thực hiện mua cổ phần trong năm thứ nhất thì năm thứ hai sẽ được mua 50%. Sau bốn năm toàn bộ quyền chọn mua cổ phần sẽ có hiệu lực. Phương thức tính thời điểm có hiệu lực thực hiện quyền chọn mua cổ phần theo giai đoạn được sử dụng chủ yếu làm công cụ để giữ chân nhân viên bằng cách khuyến khích họ ở lại với công ty trong suốt thời gian trước khi quyền chọn mua bắt đầu có hiệu lực toàn bộ.
5.4.3 Có hiệu lực tính theo hiệu quả Performance Vesting
Một số công ty xác định tính hiệu lực của quyền chọn mua dựa trên một số các chỉ số về hiệu quả hoạt động, ví dụ như lợi nhuận trên vốn, lợi nhuận cổ đông, lợi nhuận trên cổ phần, giá trị kinh tế gia tăng EVA, tốc độ tăng doanh thu hoặc những chỉ số hiệu quả hoạt động khác thay vì dựa vào yếu tố thời gian. Người được cấp loại quyền chọn mua cổ phần này phải đạt được một số chỉ tiêu do công ty đặt ra trước khi được quyền thực hiện quyền chọn mua của mình.
5.5 Giá thực hiện
Công ty phải xác định giá thực hiện trong quyền chọn mua cổ phần. Một số phương pháp định giá thực hiện quyền chọn mua cổ phần bao gồm định giá thấp, định giá cao, và định giá điều chỉnh theo chỉ số.
5.5.1 Định giá tháp Discounted pricing
Giá thực hiện được xác định ở mức thấp hơn mức giá của cổ phần vào thời điểm cấp quyền chọn mua cổ phần. Phương pháp định giá này thông thường được sử dụng để cho người nhận thấy ngay giá trị của việc được cấp quyền chọn mua cổ phần.
5.5.1 Định giá cao Premium pricing
Giá thực hiện được nâng lên cao hơn mức giá hiện tại của cổ phần. Trong hầu hết các công ty, giá thực hiện đều được định bằng hoặc cao hơn giá trị thị trường hiện tại của cổ phiếu của công ty nhằm đảm bảo rằng giá trị cổ đông được tạo ra trước khi các nhân viên thực hiện quyền chọn mua cổ phần của mình.
5.5.3 Định giá theo chỉ số Indexed pricing
Theo phương thức định giá theo chỉ số, giá thực hiện được điều chỉnh theo sự biến động của chỉ số chứng khoán trên thị trường trong suốt thời gian quyền chọn mua cổ phần có hiệu lực. Do đó, quyền chọn mua cổ phần với mức giá điều chỉnh theo chỉ số sẽ tăng giá khi diễn biến giá cổ phiếu của công ty vượt trội so với diễn biến của chỉ số tương ứng trên thị trường, và giảm giá khi diễn biến giá cổ phiếu của công ty xấu hơn chỉ số thị trường.
Hình thức định giá này nhằm loại trừ ảnh hưởng của những thay đổi trên thị trường tới giá trị của quyền chọn mua.
5.6 Thời gian thực hiện quyền chọn mua cổ phần
Công ty phải xác định thời gian thực hiện cũng như ngày quyền chọn mua cổ phần hết hiệu lực. Hầu hết các quyền chọn mua cổ phần có thời gian thực hiện từ 1-3 năm.
Áp dụng ESOP tại Việt Nam
6.1 Vấn đề về pháp lý
Hiện nay, chưa có một khung pháp lý nào cho việc phát hành và quản lý quyền chọn mua cổ phần tại Việt Nam. Điều này không có nghĩa phát hành quyền chọn mua cổ phần là bất hợp pháp mà đơn giản chỉ là luật pháp chưa đề cập đến vấn đề này. Khi chưa có một khung pháp lý quy định về việc phát hành quyền chọn mua cổ phần, các công ty có thể thiết lập quyền chọn mua cổ phần dưới hình thức một hợp đồng giữa công ty và từng nhân viên được cấp quyền chọn mua. Trong trường hợp này chương trình quyền chọn mua cổ phần cần được sự phê chuẩn của Hội đồng Quản trị và/hoặc của Đại hội đồng Cổ đông của công ty.
6.2 Các vấn đề về kế toán
Theo Hệ thõng Kẽ toán Việt Nam VAS hiện nay, chưa có một chuẩn mực kẽ toán nào về việc hạch toán và báo cáo chương trình quyền chọn mua cổ phần trên các báo cáo tài chính của công ty.
6.2.1 Đề nghị của chúng tôi
Do thiếu chuẩn mực kế toán trong quy định của VAS chúng tôi đề nghị nếu quyền chọn mua cổ phần được phát hành với mức giá thực hiện cao hơn hoặc bằng với mức giá cổ phiếu của công ty trên thị trường hoặc mệnh giá của công ty chưa niêm yết, công ty không cần thiết phải hạch toán các chi phí liên quan đến việc phát hành quyền chọn mua. Theo hệ thõng kế toán này, chi phí chỉ được ghi nhận nếu và chỉ khi quyền chọn mua cổ phần được thực hiện. Mức chi phí sẽ bằng với khoản chênh lệch thấp hơn giữa giá thực hiện quyền chọn mua cổ phần so với giá thị trường của cổ phiếu nẽu mua trên thị trường phi tập trung trong trường hợp công ty chưa niêm yết, hoặc mua trên thị trường chứng khoán trong trường hợp công ty đã niêm yết.
6.2.2 Trường hợp phát hành cổ phiếu mới để thực hiện nghĩa vụ theo chương trình quyền chọn mua cổ phần
Chúng tôi nhận được những thông tin không chính thức từ một viên chức của Bộ Tài chính rằng việc phát hành cổ phiếu mới để thực hiện nghĩa vụ bán cổ phiếu khi quyền chọn mua cổ phần được thực hiện sẽ làm tăng vốn điều lệ của công ty một lượng bằng với lượng tiền công ty thực nhận bằng số lượng cổ phiếu mới phát hành nhân với giá thực hiện quyền chọn mua cổ phần, và không có chi phí nào được ghi nhận vào thời điểm phát hành quyền chọn mua cổ phần hoặc vào thời điểm thực hiện quyền chọn mua.
6.2.3 Trường hợp công ty phát hành cổ phiếu ngân quỹ để thực hiện nghĩa vụ theo chương trình quyền chọn mua cổ phần
Theo như được trả lời không chính thức bởi một viên chức của Cục Thuế Thành Phố Hồ Chí Minh, nếu công ty chọn cách bán cổ phiếu ngân quỹ, khoản chênh lệch giữa giá thị trường của cổ phiếu và giá thực hiện quyền chọn mua sẽ được coi như một khoản lỗ trong hoạt động tài chính. Vị viên chức của Bộ Tài Chính cũng cho rằng khoản chênh lệch sẽ được coi như một khoản chi phí, có thể là một khoản chi phí quản lý doanh nghiệp.
6.2.4 Giảm tỷ lệ thu nhập trên mỗi cổ phần
Cần phải lưu ý rằng việc áp dụng quyền chọn mua cổ phần sẽ làm gia tăng số cổ phần của công ty. Vì vậy nẽu các số liệu tính trên mỗi đơn vị cổ phần được điều chỉnh theo mức độ gia tăng số cổ phiếu đã phát hành, các chỉ tiêu tính trên mỗi cổ phần như thu nhập của mỗi cổ phần sẽ giảm nhẹ khi phát hành quyền chọn mua cổ phần. Trên thực tế "chi phí" thực sự của quyền chọn mua cổ phần là sự sụt giảm thu nhập trên mỗi cổ phần, do kết quả của quyền chọn mua cổ phần tạo ra.
6.3 Các vấn đề về thuế
Tương tự, ở Việt Nam hiện chưa có một hướng dẫn nào về cách tính thuế đối với ESOP. Từ các cuộc trao đổi không chính thức với các cơ quan chức năng, chúng tôi tin rằng việc phát hành quyền chọn mua cổ phần sẽ không gây ảnh hưởng gì đến thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên việc thực hiện quyền chọn mua cổ phần có thể gây ảnh hưởng đến mức thuế thu nhập doanh nghiệp tuỳ thuộc vào mức chi phí có thể được khấu trừ khỏi lợi nhuận chịu thuế. Một vấn đề khác là ảnh hưởng của việc cấp và thực hiện quyền chọn mua cổ phần sẽ đến thuế thu nhập cá nhân của các nhân viên công ty.
6.3.1 Thuế thu nhập doanh nghiệp
Công ty có thể được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp tuỳ theo mức chi phí mà cơ quan thuế ghi nhận có liên quan đến việc thực hiện quyền chọn mua cổ phần. Một viên chức của Cục Thuế TP HCM nói rằng cho đến khi có hướng dẫn cụ thể của Bộ Tài Chính, cơ quan thuế không chấp nhận việc phát hành cổ phiếu mới nhằm thực hiện quyền chọn mua cổ phần là một khoản chi phí hợp lệ để tính giảm trừ thuế thu nhập doanh nghiệp. Mặc dù vậy, họ cho rằng khoản lỗ phát sinh từ việc bán cổ phiếu ngân quỹ sẽ được xem như là một khoản chi phí hợp lệ làm giảm thu nhập chịu thuế. Nếu đúng như vậy, các doanh nghiệp nên phát hành cổ phiếu mới, mua lại cổ phiếu đưa vào cổ phiếu ngân quỹ, và sau đó sử dụng những cổ phiếu này để thực hiện nghĩa vụ theo chương trình quyền chọn mua cổ phần.
6.3.2 Thuế thu nhập cá nhân
Người giữ quyền chọn mua cổ phần sẽ phải chịu thuế thu nhập cá nhân tuỳ thuộc vào mức thu nhập mà cơ quan thuế ghi nhận liên quan đến việc thực hiện và/hoặc chuyển nhượng quyền chọn mua cổ phần của mình. Vị viên chức Cục Thuế khẳng định rằng khoản chênh lệch giữa giá thị trường và giá thực hiện quyền chọn mua cổ phần sẽ phải chịu thuế thu nhập cá nhân không thường xuyên; ngoài ra người nhân viên còn phải chịu thuế đánh trên khoản thu nhập phát sinh nếu chuyển nhượng cổ phần cho người khác. Chính sách miễn thuế thu nhập hiện nay chỉ áp dụng đối với các tổ chức và/hoặc cá nhân kinh doanh chứng khoán trên thị trường chứng khoán, không áp dụng cho các trường hợp khác. Tuy nhiên cơ quan thuế khó có khả năng kiểm soát được mức giá thị trường của cổ phiếu trừ khi cổ phiếu được mua bán trên thị trường chính thức, đặc biệt trong điều kiện các nhân viên của công ty chưa phải mở tài khoản đăng ký bắt buộc.
6.4 Các vấn đề khác liên quan đến việc áp dụng ESOP
6.4.1 Soạn thảo một kế hoạch ESOP chính thức
Sau khi hoàn tất việc thiết kế kế hoạch ESOP, công ty cần soạn thảo một kế hoạch ESOP chính thức bằng văn bản ghi rõ những điều khoản và đặc điểm cụ thể của ESOP để tránh những hiểu lầm có thể xảy ra. Bản kế hoạch này phải luôn có sẵn để cung cấp cho nhân viên công ty nếu có yêu cầu.
6.4.2 Thông báo đến người được cấp quyền chọn mua cổ phần
Công ty phải thông báo rõ ràng đến người được cấp quyền chọn mua cổ phần về các điều khoản của quyền chọn mua cũng như các thủ tục thực hiện quyền chọn mua cổ phần. Công ty cũng phải có một chương trình để định kỳ cập nhật thông tin của các nhân viên về tình trạng nắm giữ và thực hiện quyền chọn mua cổ phần cũng như số lượng quyền chọn mua cổ phần đã phát hành, thời gian có hiệu lực, thời điểm hết hạn hiệu lực, giá thực hiện,v.v... Công việc này phải được thực hiện hàng quý, hàng sáu tháng, hay hàng năm.
6.4.3 Lưu giữ chứng từ
Công ty phải áp dụng một hệ thống thích hợp để lưu giữ chứng từ về chi tiết và tình trạng của các quyền chọn mua cổ phần đã phát hành.
6.4.4 Sổ đăng ký Cổ đông và Điều lệ công ty
Khi công ty phát hành cổ phiếu mới để thực hiện nghĩa vụ bán cổ phần theo chương trình quyền chọn mua cổ phần, Sổ đăng ký Cổ đông cần phải được điều chỉnh để phản ánh các cổ đông mới. Ngoài ra, Điều lệ công ty cũng cần được sửa đổi để phản ánh sự thay đổi trong vốn điều lệ của công ty. Chúng tôi đề nghị phân công trách nhiệm rõ ràng nhằm đảm bảo ghi chép đầy đủ những thay đổi này khi phát hành cổ phiếu mới để thực hiện nghĩa vụ của công ty theo quy định trong quyền chọn mua cổ phần.
6.4.5 Thủ tục đăng ký bắt buộc
Đến nay chưa có quy định rõ ràng nào về các thủ tục đăng ký bắt buộc liên quan đến việc cấp và/hoặc thực hiện quyền chọn mua cổ phần tại Việt Nam, nếu có. Tuy nhiên những thay đổi đối với Điều lệ của công ty phải được đăng ký với Sở Kế hoạch và Đầu tư tại địa phương DPI.
6.4.6 Đại diện liên lạc chính
Công ty nên chỉ định một thành viên trong công ty, hoặc một nhà cung cấp dịch vụ ngoài công ty, làm đại diện liên lạc chính với các nhân viên mong muốn thực hiện quyền chọn mua cổ phần. Trách nhiệm của đại diện liên lạc chính là đảm bảo các thủ tục cần thiết phải được thực hiện.
Về Đầu Trang Go down
THCK




Tổng số bài gửi : 92
Reputation : 0
Join date : 12/01/2012

Kiến thức tổng quan về thị trường chứng khoán - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Kiến thức tổng quan về thị trường chứng khoán   Kiến thức tổng quan về thị trường chứng khoán - Page 4 EmptySat Mar 03, 2012 8:17 pm

Hội thảo các quy định mới về giao dịch tại TTGDCK Tp.HCM
Trong khuôn khổ Tuần lễ chứng khoán và chuẩn bị cho việc áp dụng một số các giải pháp thu hút đầu tư vào TTCK. Ngày 13/5/2003, TTGDCK TP. HCM đã phối hợp với CtyCK ACBS tổ chức hội thảo với chủ đề “Hội thảo các Quy định mới vềø giao dịch tại TTGDCK TP. HCM”. Đến dự hội thảo có Ông Trần Cao Nguyên-Vụ trưởng Vụ PTTT-UBCNNN; Ông Trần Đắc Sinh- GĐ TTGDCK TP. HCM; Ông Trịnh Kim Quang- CTHĐQT CtyCK ACBS; Ông Lý Xuân Hải- TGĐ CtyCK ACBS; Đại diện một số các CtyCK, CtyNY, các tổ chức đầu tư cùng đông đảo các nhà nghiên cứu, đầu tư, báo chí..
Mở đầu cuộc hội thảo, đại diện TTGDCK TP. HCM đã chính thức thông báo việc triển khai thực hiện Quyết định 50/2003/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính, cụ thể:
- Công cụ đặt lệnh: Lệnh giới hạn LO và lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh ATO.
- Đơn vị giao dịch: Cổ phiếu: 10 cổ phiếu; Trái phiếu: 10 trái phiếu; Chứng chỉ quỹ đầu tư: 10 chứng chỉ.
- Biên độ dao động giá trong phương thức giao dịch khớp lệnh áp dụng cho cổ phiếu là 5 % và không áp dụng đối với trái phiếu.
- Thời gian hiệu lực của lệnh: Lệnh giới hạn được nhập vào hệ thống giao dịch có hiệu lực cho đến khi kết thúc ngày giao dịch; Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh ATO chỉ có giá trị trong một đợt khớp lệnh.
- Trong thời gian nghỉ giữa các đợt, các thao tác liên quan đến lệnh của khách hàng nhập, sửa hoặc huỷ, đại diện giao dịch không thể thực hiện được.
- Sửa, huỷ lệnh: Lệnh nhập vào hệ thống giao dịch không được phép huỷ bỏ trong cùng đợt khớp lệnh. Trong đợt khớp lệnh tiếp theo, đại diện giao dịch được phép huỷ phần còn lại của lệnh gốc hoặc lệnh gốc chưa được thực hiện ở lần khớp lệnh trước. Việc sửa lệnh giao dịch chỉ có hiệu lực khi lệnh gốc chưa được thực hiện hoặc phần còn lại của lệnh gốc chưa được thực hiện.
- Giá tham chiếu của cổ phiếu mới niêm yết: Đối với cổ phiếu mới niêm yết, trong ngày giao dịch đầu tiên, TTGDCK chỉ nhận lệnh giới hạn LO, không áp dụng biên độ dao động giávà chỉ khớp lệnh 1 lần; Nếu trong lần khớp lệnh đầu tiên, giá giao dịch của cổ phiếu mới niêm yết chưa được xác định thì TTGDCK tiếp tục nhận lệnh trong đợt khớp lệnh tiếp theo; mức giá khớp lệnh trong ngày giao dịch đầu tiên sẽ được lấy làm gia stham chiếu cho ngày giao dịch kế tiếp. Biên độ dao động giá được áp dụng từ ngày giao dịch kế tiếp.
- Cùng mua, cùng bán một loại CK: Nhà đầu tư không được phép đồng thời đặt lệnh mua và bán một loại cổ phiếu trong cùng một ngày giao dịch.
- Ký quỹ: Khi đặt lệnh bán chứng khoán, khách hàng phải có đủ số lượng chứng khoán đặt bán trên tài khoản chứng khoán mở tại thành viên; Khi đặt lệnh giới hạn LO, số dư tài khoản bằng tiền của khách hàng mở tại thành viên phải đáp ứng ký quỹ tối thiểu là 70 % giá trị CK đặt mua; Khi đặt lệnh ATO mua chứng khoán, khách hàng phải đáp ứng ký quỹ tối thiểu 70 % theo mức giá trần của ngày giao dịch đặt mua.
+ Mở tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài
- Thành viên lưu ký là Cty CK thành viên, Ngân hàng thương mại được UBCKNN cấp giấy phép hoạt động lưu ký để tham gia dịch vụ lưu ký, thanh toán bù trừ và đăng ký chứng khoán tại TTGDCK.
- Tổ chức, cá nhân đầu tư không là thành viên lưu ký, nếu có yêu cầu lưu ký chứng khoán, phải gửi chứng khoán và làm thủ tục xin mở tài khoản lưu ký chứng khoán theo quy định của TTGDCK.
- Tổ chức, cá nhân đầu tư nước ngoài muốn thực hiện các hoạt động mua bán chứng khoán trên TTGDCK phải nộp đơn xin cấp mã số kinh doanh chứng khoán thông qua các thành viên lưu ký theo quy định của TTGDCK.
Ngoài ra, được sự đồng ý của Chủ tịch UBCKNN, TTGDCK TP. HCM cũng sẽ áp dụng tăng lần khớp lệnh lên 2 lần/phiên kể từ ngày 20/5/2003, cụ thể như sau:
- từ 09 giờ đến 09 giờ 20: Nhận lệnh đợt 1
- 09 giờ 20: Khớp lệnh đợt 1
- Từ 09 giờ 20 đến 10 giờ: Thời gian nghỉ giữa 2 đợt
- Từ 10 giờ đến 10 giờ 30: Nhận lệnh đợt 2
- 10 giờ 30: Khớp lệnh đợt 2
- Từ 10 giờ 30 đến 11 giờ: Giao dịch thoả thuận
- 11 giờ: Đóng cửa phiên giao dịch thị trường
B. Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh ATO
1. Khái niệm.
Trong phương thức khớp lệnh định kỳ thường sự dụng một vài công cụ đặt lệnh như sau:
- Lệnh giới hạn.
- Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh
Lệnh giao dịch với giá khớp lệnh là lệnh đặt mau hay lệnh đặt bán với mức giá đặt mà không cần phải xác định trước. Khi lệnh được khớp sẽ thực hiện tại mức giá mà thị trường xác định vào thời điểm khớp lệnh của ngày giao dịch đó.
2. Đặc điểm của lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh
+ Khi đặt lệnh tại mức giá khớp lệnh, nhà đầu tư không cần phải ghi mức giá cụ thể nhưng sử dụng chữ viết tắt ATO thay cho việc ghi giá. Khi đại diện giao dịch nhập lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh vào hệ thống giao dịch thì tại vùng giá trong chức năng nhập lệnh, nhập chữ ATO.
+ Trong thời gian nhận lệnh, thông tin thị trường được hiện thị trên màn hình nhập lệnh của đại diện giao dịch và trên bảng điện tử của các công ty chứng khoán như sau:
- Đối với màn hình một 01 giá và khối lượng đặt lệnh tốt nhất trên thị trường Best bid & Best offer: không hiện thi lệnh ATO.
- Đối với màn hình ba 03 giá và khối lượng tốt nhất trên thi trường 3 Best bid & 3 Best offer: chỉ hiện thị thông tin đặt lệnh ATO với điều kiện trên thị trường có ít hơn 3 mức giá giới hạn tốt nhất.
+ Khối lượng đặt lệnh tối đa đối với lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh là 9,900 cổ phiếu.
+ Lệnh ATO được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên sau lệnh giới hạn: Khi hệ thống tiến hành so khớp các lệnh, tại mức giá thực hiện, lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh có thứ tự ưu tiên thực hiện sau các lệnh giới hạn có mức giá đặt lệnh tốt hơn hoặc bằng với giá khớp lệnh Last priorty.
+ Trường hợp có nhiều lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh ATO đặt mua hoặc đặt bán, các lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh sẽ cạnh tranh thực hiện lệnh với nhau theo thứ tự thời gian đặt lệnh.
+ Khi hệ thống tính toán khối lượng và giá khớp lệnh dự kiến, lênh giao dịch tại mức giá khớp lệnh ATO cùng được so khớp.
Nới cách khác, lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh chỉ có giá trị trong một đợt khớp lệnh và không có giá trị trong đợt khớp lệnh tiếp theo
3. Kỹ thuật khớp lệnh
+ Trình tự xác định giá và khối lượng giao dịch của thị trường trong trường hợp có kệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh ATO như sau:
- Công tích luỹ khối lượng đặt mua của lệnh giới hạn từ mức giá cao đến mức giá thấp:
- Công tích luỹ khối lượng chào bán của lệnh giới hạn từ mức giá thấp đến mức giá cao:
- Tại các mức khối lượng tích luỹ, cộng thêm khối lượng đặt của lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh của bên mua hoặc bên bán:
- So với khối lượng đặt lệnh của hai bên để xác định khối lượng thực hiện lớn nhất có thể có:
- So sánh mức giá tại mức giá khối lượng thực hiện lớn nhất với giá đóng cửa để xác định mức giá giao dịch.
+ Thứ tự ưu tiên thực hiện lệnh:
Tại mức khối lượng so khớp lớn nhất, giá giao dịch sẽ được xác định. Các lệnh được khớp sẽ được phân bố như sau
- Các lệnh giới hạn đặt mua với giá cao hơn giá khớp lệnh và các lệnh giới hạn đặt bán với giá thấp hơn với giá khớp lệnh được ưu tiên phân bổ trước.
- Đối với các lệnh giới hạn đặt mua và lệnh giơí hạn đặt bán với giá bằng giá khớp lệnh sẽ được phân bổ trước, sau đó mới phân bổ cho các lệnh giao dịch với giá khớp lệnh.
Ví dụ: Số lệnh của cổ phiếu BBB như sau:
Giá đóng cửa của: 20.5
Mua Giá Bán
1.100 H 20.9 200 B
500 A 20.8
3000 C 20.6 500I
20.5 1.000 E
600 D 20.4 700 F
500 G 20.3
ATO 500 J
Bước 1. Khi hệ thống tính toán giá khớp lệnh, hệ thống sẽ tính cả khối lượng giao dịch tại mức giá khớp lệnh cộng với khối lượng giao dịch của các lệnh giới hạn. Trong trường hợp này, hệ thống lấy số lượng chào bán của lệnh J cộng với khối lượng chào bán tích luỹ của các mức giá có trên sổ lệnh. Giá khớp lệnh được xác định là 20.5 và khối lượng khớp lệnh là 1.900.
Giá Khối lượng cổ phiếu chào mua Khối lượng cổ phiếu chào bán Khối lượng cổ phiếu được khớp
20.9 1.100 2.400 + 500 = 2.900 1.000
20.8 1.600 2.200 + 500 = 2.700 1.600
20.6 1.900 2.200 + 500 = 2.700 1.900
20.5 1.900 1.700 + 500 = 2.200 1.900
20.4 2.500 700 + 500 = 1.200 1.200
20.3 3.000 0 + 500 = 500 500
Bước 2: Sau khi xác định được giá khớp lệnh là 20.5 hệ thống sẽ tiến hành khớp lệnh ưu tiên cho những lệnh bán có giá tốt hơn hoặc bằng giá mở cửa, sau đó mới đưa lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh vào khớp. Thứ tự các giao dịch được thực hiện sẽ là:
Thứ tự Bên mua Bên bán Giá Khối lượng
1 H F 20.5 700
2 H E 20.5 400
3 A E 20.5 500
4 C E 20.5 100
5 C J 20.5 200
Lệnh ATO của khách hàng J được khớp 200, còn lại 300 sẽ bị huỷ.
Sổ lệnh sau khi khớp sẽ là:
Giá khớp lệnh: 20.5
Mua Giá Bán
20.9 200 B
20.8
20.6 500 I
20.5
600 D 20.4
500 G 20.3
Sau phần trình bày của CtyCK ACBS về một số các ứng dụng cụ thể nhằm hỗ trợ các nhà đầu tư trên cơ sở những quy định mới trên đây, đặc biệt là đối với loại hình công cụ giao dịch mới ATO. Hội thảo được tiếp tục với phần trao đổi và thảo luận từ phía các nhà đầu tư, đặc biệt xoay quanh một số vấn đề về tác dụng của loại hình công cụ mới ATO; ký quỹ giao dịch; các vấn đề có tính pháp lý quy định về trách nhiệm cũng như các biện pháp chế tài đối với các vi phạm về thanh toán…
Phát biểu bế mạc hội thảo, Ông Trần Đắc Sinh- Giám đốc TTGDCK TP. HCM đã thay mặt UBCKNN, TTGDCK TP. HCM, các CtyCK cảm ơn sự tham dự nhiệt thành của các tổ chức, cá nhân, đặc biệt ghi nhận những ý kiến quý báu đóng góp từ phía các tổ chức, cá nhân. Ông Sinh cũng đề nghị các CtyCK, trong vai trò trung gian trên thị trường sẽ hỗ trợ tích cực và mạnh mẽ hơn nữa nhằm tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư tham gia vào thị trường. Trong vai trò là cơ quan quản lý và điều hành thị trường, TTGDCK TP. HCM cần có thêm thời gian và sẽ tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu xem xét các giải pháp nhằm phát triển thị trường.
Về Đầu Trang Go down
THCK




Tổng số bài gửi : 92
Reputation : 0
Join date : 12/01/2012

Kiến thức tổng quan về thị trường chứng khoán - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Kiến thức tổng quan về thị trường chứng khoán   Kiến thức tổng quan về thị trường chứng khoán - Page 4 EmptySat Mar 03, 2012 8:17 pm

Một số điều cần biết về lưu ký chứng khoán
Lưu ký chứng khoán là một trong những điều kiện để thực hiện giao dịch trên thị trường chứng khoán. Trước khi thực hiện giao dịch chứng khoán, nhà đầu tư phải ký hợp đồng mở tài khoản tại các thành viên lưu ký. Để giúp cho các nhà đầu tư muốn tham gia thị trường chứng khoán hiểu rõ hơn về vấn đề này, Ban biên tập Bản tin thị trường chứng khoán xin giới thiệu bài viết dưới đây của tác giả Hữu Thiện:
Lưu ký là việc gửi chứng chỉ chứng khoán tờ cổ phiếu, trái phiếu, hoặc các loại giấy tờ hợp pháp chứng minh quyền sở hữu chứng khoán vào hệ thống lưu ký chứng khoán. Hệ thống lưu ký chứng khoán bao gồm Trung tâm lưu ký và các thành viên lưu ký. Chứng chỉ chứng khoán của nhà đầu tư sẽ được cất giữ an toàn tại Trung tâm lưu ký. Chứng khoán đã được lưu ký sẽ được ghi nhận vào tài khoản lưu ký chứng khoán đứng tên nhà đầu tư. Khi chứng khoán được giao dịch, tài khoản của nhà đầu tư sẽ được ghi tăng hoặc giảm mà không cần phải trao tay tờ chứng chỉ chứng khoán.
Lưu ký chứng khoán là bắt buộc trước khi muốn chứng khoán được giao dịch qua sàn giao dịch của Trung tâm giao dịch chứng khoán. Trung tâm giao dịch chứng khoán hiện nay đóng vai trò là Trung tâm lưu ký. Việc lưu ký chứng khoán chỉ được thực hiện tại các thành viên lưu ký của Trung tâm giao dịch chứng khoán. Các thành viên lưu ký bao gồm các công ty chứng khoán và các ngân hàng thương mại đã được Uỷ Ban Chứng Khoán Nhà Nước cấp phép hoạt động lưu ký và đã đăng ký làm thành viên lưu ký của Trung tâm giao dịch chứng khoán. Hiện nay Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh có 14 thành viên lưu ký, trong đó 11 thành viên lưu ký là các công ty chứng khoán và 3 thành viên lưu ký là các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
Trước đây nhà đầu tư trong nước chỉ được lưu ký chứng khoán tại thành viên lưu ký trong nước - là các công ty chứng khoán hoặc các ngân hàng thương mại trong nước, nhà đầu tư nước ngoài chỉ được lưu ký tại thành viên lưu ký nước ngoài - là các công ty chứng khoán liên doanh với nước ngoài hoặc các ngân hàng thương mại liên doanh với nước ngoài hoặc các chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Tuy nhiên, quy định này đã được thay đổi, theo Quyết định số 51/2003/QĐ-BTC ngày 15/04/2003 của Bộ Tài Chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế lưu ký, thanh toán bù trừ và đăng ký chứng khoán, nhà đầu tư trong và ngoài có thể mở tài khoản lưu ký chứng khoán ở bất kỳ thành viên lưu ký nào. Việc lưu ký chứng khoán sẽ được bắt đầu bằng các thủ tục mở tài khoản lưu ký chứng khoán tại thành viên lưu ký. Các chứng khoán sau khi được lưu ký tại thành viên lưu ký sẽ được thành viên lưu ký tái lưu ký tại Trung tâm giao dịch chứng khoán. Sau khi thành viên hoàn tất việc tái lưu ký tại Trung tâm giao dịch chứng khoán thì chứng khoán đó mới được phép giao dịch. Chứng khoán lưu ký của nhà đầu tư được cất giữ tại kho của Trung tâm giao dịch chứng khoán dưới dạng quản lý tổng hợp. Chứng khoán của nhà đầu tư lưu ký tại Trung tâm giao dịch chứng khoán được quản lý riêng biệt với chứng khoán của chính thành viên lưu ký.
Theo quy định hiện hành, mỗi nhà đầu tư chỉ được mở một tài khoản lưu ký tại một thành viên lưu ký. Do vậy nhà đầu tư cần tìm hiểu trước để lựa chọn một thành viên lưu ký thích hợp cho mình. Trong trường hợp muốn đổi sang một thành viên lưu ký khác, nhà đầu tư sẽ mở tài khoản lưu ký mới tại thành viên lưu ký mới, đồng thời phải làm các thủ tục đóng tài khoản lưu ký tại thành viên lưu ký cũ và yêu cầu thành viên lưu ký này chuyển số dư chứng khoán sang tài khoản lưu ký tại thành viên lưu ký mới.
Khi mở tài khoản lưu ký, nhà đầu tư nên cung cấp địa chỉ liên lạc rõ ràng, chính xác và đầy đủ cho thành viên lưu ký. Điều này rất quan trọng vì nhà đầu tư có thể gặp phải những bất tiện và thậm chí thiệt hại sau này. Chẳng hạn, khi địa chỉ trên các loại giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân được sử dụng để làm các thủ tục mở tài khoản lưu ký, trong khi địa chỉ cư trú hiện tại khác với địa chỉ trên chứng minh nhân dân. Các thư từ liên lạc của tổ chức phát hành, Trung tâm giao dịch chứng khoán và thành viên lưu ký trong thời gian thực hiện quyền sẽ không đến đúng nơi nhà đầu tư ở. Việc này có thể đưa đến vô số bất tiện trong quá trình xử lý quyền từ thành viên lưu ký, Trung tâm giao dịch chứng khoán cho đến tổ chức phát hành như chậm trễ, chỉnh sửa hồ sơ thực hiện quyền, hoặc thậm chí đôi khi nhà đầu tư bị từ chối phân bổ quyền.
Người đứng tên lưu ký chứng khoán phải chính là chủ sở hữu chứng khoán, kể cả cổ phiếu vô danh. Số xê-ri của tờ chứng chỉ chứng khoán cũng phải đúng là số xê-ri của chủ sở hữu đã đăng ký quyền sở hữu tại tổ chức phát hành. Đối với cổ phiếu ghi danh, nếu chủ sở hữu là người được chuyển nhượng hợp pháp trước khi có hoạt động của Trung tâm giao dịch chứng khoán, thì mặt sau của tờ chứng chỉ phải có chữ ký của người chuyển nhượng liền kề trước đó và chữ ký của người có thẩm quyền và con dấu của tổ chức phát hành xác nhận việc chuyển nhượng đó. Nếu các yếu tố này không đúng như vậy, chứng khoán sẽ bị từ chối lưu ký
Các tờ chứng chỉ chứng khoán bị hỏng, bị nhòe không thể nhận diện được các thông tin cơ bản trên đó sẽ bị từ chối lưu ký. Trong trường hợp này cần liên hệ với tổ chức phát hành để xin được đổi lại tờ chứng chỉ chứng khoán mới.
Các chứng chỉ chứng khoán thuộc diện bị thông báo mất cắp hoặc giả mạo sẽ bị tạm giữ để giao cho tổ chức phát hành hoặc cơ quan có thẩm quyền để xử lý.
Cổ phiếu của cổ đông sáng lập vẫn còn trong thời gian nắm giữ theo quy định của pháp luật, của cổ đông mua chịu chưa thanh toán hết tiền mua cổ phiếu vẫn được lưu ký nhưng không được phép giao dịch. Các cổ phiếu này chỉ được phép giao dịch khi các điều kiện hạn chế đã được bãi bỏ và phải có xác nhận từ tổ chức phát hành. Ví dụ như cổ phiếu mua chịu đã thanh toán hết, muốn được giao dịch phải có văn bản xác nhận của tổ chức phát hành.
Các chủ sở hữu cổ phiếu theo hình thức ghi sổ muốn lưu ký vẫn tiến hành các thủ tục lưu ký bình thường tại thành viên lưu ký. Dĩ nhiên trong trường hợp này không có việc chuyển giao chứng chỉ vật chất. Thành viên lưu ký sẽ gửi tên chủ sở hữu đến tổ chức phát hành. Sau khi kiểm tra, tổ chức phát hành sẽ gửi tên chủ sở hữu đến Trung tâm giao dịch chứng khoán để thực hiện việc lưu ký. Lưu ký theo hình thức ghi sổ là xu hướng chủ yếu hiện nay vì những ưu điểm hơn hẳn lưu ký chứng chỉ vật chất, là không phải qua kiểm đếm, kiểm tra tính thật giả, và tốn kém cho công tác bảo quản.
Trung tâm giao dịch chứng khoán là người được ủy quyền thay mặt người đồng sở hữu chứng khoán lưu ký nhận các quyền được hưởng từ tổ chức phát hành như cổ tức, lãi trái phiếu, cổ phiếu thưởng.
Về Đầu Trang Go down
THCK




Tổng số bài gửi : 92
Reputation : 0
Join date : 12/01/2012

Kiến thức tổng quan về thị trường chứng khoán - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Kiến thức tổng quan về thị trường chứng khoán   Kiến thức tổng quan về thị trường chứng khoán - Page 4 EmptySat Mar 03, 2012 8:17 pm

Để Chứng khoán đến gần với công chúng
Rất cần tuyên truyền và phổ cập thường xuyên hơn
Theo Trung tâm Nghiên cứu và Bồi dưỡng nghiệp vụ chứng khóan và TTCK, kể từ khi TTCK tập trung bắt đầu chính thức đi vào hoạt động đến nay, Trung tâm đã tổ chức được 124 khoá đào tạo về chứng khoán và TTCK. Đã cấp trên 6090 chứng chỉ các loại cho học viên nếu tính từ năm 1998 - đến nay, đã cấp gần 9.000 chứng chỉ các loại, tổ chức lớp miễn phí cho gần 4000 học viên.
Trong đó riêng chứng chỉ “Kiến thức cơ bản về chứng khoán và TTCK”, Trung tâm đã cấp cho 2061 học viên, 1767l chứng chỉ về Luật chứng khoán, 1642 chứng chỉ về phân tích và đầu tư chứng khoán, 180 chứng chỉ về đào tạo nghiệp vụ và hơn hai mươi lớp miễn phí cho công chúng vơí 3815 người tham gia.
Hiện tại, TTNC&BDNVCK đang thực hiện 6 chương trình đào tạo về chứng khoán và TTCK: Chương trình cơ bản về chứng khoán và TTCK, chương trình phân tích đầu tư chứng khoán, chương trình Luật áp dụng trong ngành chứng khoán, chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ chứng khoán, chương trình thực hành giao dịch chứng khoán, chương trình phổ cập miễn phí cho công chúng.
Trung tâm còn chú trọng đến việc học hỏi kinh nghiệm nghiên cứu và đào tạo về chứng khoán và TTCK từ các nước có quan hệ hợp tác với UBCKNN thông qua các lớp như kiểm toán - kế toán, quản trị tài chính doanh nghiệp, chuẩn mực kiểm toán - kế toán, tiếng Anh chuyên ngành v,v,
Bên cạnh đó, Trung tầm còn chú trọng đến việc học hỏi kinh nghiệm nghiên cứu và đào tạo về chứng khoán và TTCK từ các nước có quan hệ hợp tác với UBCKNN. Trên thực tế, UBCKNN đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các tổ chức chính phủ và phi chính phủ trong việc nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực cho TTCK.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Trung tâm, công tác này vẫn còn nhiều tồn tại. Đó không chỉ là việc các tài liệu giảng dạy được biên soạn còn nhiều bất cập về nội dung, chưa mang tính chuyên sâu về nghiệp vụ, chưa đề cập đến kỹ thuật nghiệp vụ cho cán bộ của các CtyCK, mà ngay cả tiêu chuẩn đạo đức cho những người hành nghề chứng khoán mặc dù các chương trình này đã được chỉnh lý một số lần nhưng vẫn không theo kịp sự biến đổi của thực tiễn và khung pháp lý cho thị trường. Bên cạnh đó, đội ngũ giảng viên hiện nay chủ yếu là các giảng viên kiêm chức, vừa làm công tác chuyên môn vừa tham gia công tác giảng dạy nên gặp rất nhiều khó khăn cho việc bố trí thời gian giảng dạy, ảnh hưởng không nhỏ tới công tác tổ chức lớp cũng như chất lượng học tập. Các ấn phẩm phục vụ cho công tác tuyên truyền phổ cập kiến thức tờ rơi, bản tin, tài liệu phổ cập còn thiếu. Đồng thời, đối tượng đào tạo rất đa dạng với nhiều trình độ rất khác nhau nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc truyền đạt cũng như lĩnh hội kiến thức của các đối tượng học viên.
Trong thời gian tới, Trung tâm sẽ tiếp tục đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành hoạt động thị trường, đội ngũ những người trực tiếp tham gia hoạt động trên thị trường, các cán bộ làm công tác tuyên truyền, giảng dạy theo hướng chuyên môn hoá. Do đó, cần tăng cường hợp tác đào tạo với nước ngoài dưới nhiều hình thức khác khau như: đồng thời cử cán bộ đi đào tạo ngắn hạn và dài hạn; mời các chuyên gia nước ngoài sang giảng dạy; tranh thủ sự hỗ trợ của các nước về nghiệp vụ và kỹ thuật. Bên cạnh đó, phải nghiên cứu các kinh nghiệm của các nước về hệ thống đào tạo, mô hình tổ chức, mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống đào tạo nguồn nhân lực để có thể áp dụng vào Việt Nam.
Trước mắt, cần phải chú ý bồi dưỡng, kiểm tra sát hạch đối với những người hành nghề chứng khoán, đổi mới, hoàn thiện nội dung các loại giáo trình chương trình đào tạo, bồi dưỡng hiện có và xây dựng thêm các loại giáo trình, chương trình mới phù hợp với các hình thức đào tạo và phải phù hợp với mọi đối tượng tham gia. Ngoài ra, trong các chương trình đào tạo, cũng phải quan tâm đến các nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia TTCK Việt Nam, đặc biệt đối với vấn đề luật pháp áp dụng trong ngành này...Mặt khác, để đảm bảo chất lượng học tập, cũng như việc nâng cao giá trị của các loại chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán và TTCK do UBCKNN cấp, thì cần phải có các quy định cụ thể cho các đối tượng theo học và xét cấp chứng chỉ... đáp ứng được yêu cầu đào tạo ngày một cao hơn phù hợp với tiến trình phát triển của thị trường. Cần có cơ chế phối hợp, hỗ trợ chặt chẽ về đào tạo chứng khoán giữa UBCKNN và các Trường Đại học, các cơ quan, đơn vị, các ngành, các cấp chính quyền... để công tác này ngày càng đạt hiệu quả cao hơn.
Thế nào là bản cáo bạch?
Bản cáo bạch chính là một lời mời hay chào bán để công chúng đầu tư đăng ký hoặc mua chứng khoán của công ty phát hành. Bản cáo bạch bao gồm mọi thông tin liên quan đến đợt phát hành. Do đó, thông tin đưa ra trong Bản cáo bạch sẽ gắn với các điều khoản thực hiện lời mời hay chào bán. Điều quan trọng đối với nhà đầu tư là phải đọc và hiểu rõ các điều khoản này trong Bản cáo bạch để có thể tự đánh giá những rủi ro và lợi ích khi đầu tư vào công ty.
Thông thường, một công ty muốn phát hành chứng khoán phải lập Bản cáo bạch để UBCKNN xem xét, gọi là Bản cáo bạch sơ bộ. Bản cáo bạch sơ bộ khi đã được Uỷ ban chứng khoán chấp thuận sẽ được coi là Bản cáo bạch chính thức. Còn khi thực hiện chào bán chứng khoán, ngoài Bản cáo bạch chính thức, công ty phát hành thường cung cấp Bản cáo bạch tóm tắt. Nội dung của Bản cáo bạch tóm tắt là tóm gọn lại những nội dung chính của Bản cáo bạch chính thức và nội dung, hình thức của Bản cáo bạch tóm tắt này vẫn phải đảm bảo tuân thủ theo các quy định của UBCKNN.
Do vây, với tư cách là nhà đầu tư chuyên nghiệp, bạn nên đọc Bản cáo bạch chính thức bởi vì nó cung cấp cho bạn một cách đầy đủ nhất các thông tin về công ty phát hành. Còn nếu bạn là nhà đầu tư không chuyên, ít nhất bạn cũng nên tìm đọc Bản cáo bạch tóm tắt bởi tuy chỉ đưa ra nội dung tóm tắt nhưng nó cũng có đầy đủ các thông tin cô đọng về công ty phát hành, đủ để bạn ra quyết định có đầu tư hay không.
Tại sao cần phải đọc bản cáo bạch
Bản cáo bạch là một tài liệu rất quan trọng. Đối với bạn, với tư cách là một nhà đầu tư, Bản báo bạch là phương tiện giúp bạn đánh giá mức độ sinh lời và triển vọng của công ty trước khi bạn quyết định có đầu tư vào công ty hay không. Một quyết định thiếu thông tin có thể làm bạn phải trả giá đắt.
Bởi vậy, bạn nên đọc Bản cáo bạch một cách kỹ lưỡng và tìm hiểu rõ những may rủi thực sự của công ty trước khi ra quyết định đầu tư. Bạn nên đánh giá cẩn thận những yếu tố cơ bản của công ty đăng ký niêm yết thông qua nghiên cứu các thông tin trong Bản cáo bạch. Mặc dù những Đợt chào bán lần đầu ra công chúng dường như là cơ hội đầu tư tốt vì chúng thường mang lại lợi nhuận ban đầu cao, tức là tiền chênh lệch, do cổ phiếu tăng giá; nhưng rủi ro vẫn tồn tại và không có gì bảo đảm là bạn sẽ thu được tiền chênh lệch hoặc tiền chênh lệch sẽ được như mức mà bạn trông đợi.
Về Đầu Trang Go down
THCK




Tổng số bài gửi : 92
Reputation : 0
Join date : 12/01/2012

Kiến thức tổng quan về thị trường chứng khoán - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Kiến thức tổng quan về thị trường chứng khoán   Kiến thức tổng quan về thị trường chứng khoán - Page 4 EmptySat Mar 03, 2012 8:18 pm

Bản cáo bạch bao gồm những thông tin gì?
Mặc dù tiêu chuẩn công bố và giải trình của các Bản cáo bạch khác nhau, nhưng mục lục của các Bản cáo bạch thường là giống nhau, và thông thường bao gồm 8 mục chính sau đây:
- Trang bìa
- Tóm tắt Bản cáo bạch
- Các nhân tố rủi ro
- Các khái niệm
- Chứng khoán phát hành
- Các đối tác liên quan tới đợt phát hành
- Tình hình và đặc điểm của tổ chức phát hành
- Phụ lục
Nếu bạn muốn biết rõ hơn những quy định cụ thể về Bản cáo bạch, bạn có thể tìm hiểu các văn bản sau đây hoặc liên hệ trực tiếp với UBCKNN:
- Nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 11- 07-1998 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
- Thông tư số 01/1998/TT- UBCK ngày 13 -10 - 1998 của UBCKNN hướng dẫn về phát hành cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng.
- Mẫu Bản cáo bạch kèm theo Công văn số 109/1999/UBCK2 ngày 12-08-1999 của UBCKNN hướng dẫn việc đăng ký nêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán.

Sử dụng bản cáo bạch như thế nào?
Những thông tin gì đáng chú ý?
Bạn nên bắt đầu phân tích một công ty phát hành bằng Bản cáo bạch của công ty. Trong quá trình thực hiện, bạn nên tự đặt ra cho mình một số câu hỏi quan trọng. Ví dụ, bạn có thể muốn biết việc kinh doanh của công ty có tiến triển hay không. Doanh số bán hàng tăng có nghĩa là lợi nhuận cũng tăng và dẫn tới giá cổ phiếu tăng. Nhưng các con số chưa phải là nói lên tất cả. Do vậy, bạn nên nghiên cứu Bản cáo bạch một cách kỹ lưỡng để tìm ra những dấu hiệu tăng trưởng của công ty.
Bạn cũng nên tìm hiểu về Ban giám đốc của công ty phát hành, các sản phẩm công ty kinh doanh, khách hàng của công ty, đặt ra câu hỏi liệu các sản phẩm này có tiếp tục bán được nữa không. Các thông tin chính về các vấn đề này nằm trong các phần khác nhau của Bản cáo bạch.
Xem những phần nào?
Bạn nên tìm các chỉ dẫn và thông tin cần thiết khác về công ty phát hành trong những phần sau của bản cáo bạch:
+ Trang bìa mặt trước và mặt sau.
+ Thời gian chào bán
+ Các khái niệm: giải nghĩa những từ, nhóm từ viết tắt hoặc khó hiểu.
+ Tình hình và đặc điểm của tổ chức phát hành; gồm các thông tin về cơ cấu tổ chức và hoạt động kinh doanh của công ty.
+ Bảng mục lục.
+ Tóm tắt Bản cáo bạch.
+ Tóm tắt về vốn cổ phần, thống kê số liệu phát hành / chào bán, số nợ và phương án sử dụng tiền thu được từ đợt phát hành.
+ Chứng khoán phát hành: gồm các thông tin chi tiết về chứng khoán phát hành như giá và số lượng chứng khoán dự kiến phát hành, phương thức và thời gian phân phối chứng khoán, điều khoản chuyển và tỷ lệ nắm giữ của bên nước ngoài…
+ Thông tin về ngành kinh doanh.
+ Thông tin tài chính.
+ Thông tin về cổ đông. Hội đồng quản trị và Ban giám đốc.
+ Các đối tác liên quan tới đợt phát hành: gồm các tổ chức như tổ chức bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành, đại diện người sở hữu trái phiếu…
+ Các nhân tố rủi ro liên quan đến ngành kinh doanh và triển vọng của công ty.
+ Phụ lục: gồm các báo cáo kế toán, Điều lệ công ty…
+ Thủ tục nộp hồ sơ và chấp thuận.
Mặc dù các công ty được phép linh hoạt trong việc xây dựng và thể hiện thông tin và không cần phải tuân theo thứ tự đã đề ra, nhưng một Bản cáo bạch đầy đủ thường bao gồm các thông tin quan trọng cần được công bố sau đây:
+ Thông tin chính của trang bìa.
+ Tóm tắt Bản cáo bạch.
+ Thông tin về ngành kinh doanh.
+ Thông tin tài chính.
+ Thông tin về cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban giám đốc.
+ Các nhân tố rủi ro.

Tóm tắt bản cáo bạch - Điều này có thực không?
Phần này giúp bạn tìm hiểu khái quát những thông tin chính, như ngành kinh doanh và nhu cầu tăng vốn của công ty. Nó được sử dụng như thông tin tóm tắt về công ty.
Các thông tin quan trọng bao gồm:
+ Giới thiệu chung về công ty phát hành các hoạt động kinh doanh, người hỗ trợ phát hành, các cổ đông lớn và Ban giám đốc của công ty.
+ Tóm tắt về thông tin tài chính của công ty phát hành, kể cả triển vọng của công ty.
+ Tóm tắt về các yếu tố rủi ro liên quan hoặc ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh và tài chính của công ty phát hành.
+ Tóm tắt về vốn cổ phần, thống kê phát hành hoặc chào bán, số nợ, số tiền thu được từ đợt phát hành và mục đích sử dụng số tiền này.
Bạn nên đối chiếu với các phần tương ứng khác trong Bản cáo bạch để có được thông tin chi tiết hơn về các vấn đề đã nêu ra trong phần tóm tắt.
Thông tin về ngành kinh doanh-Công ty đang có những hoạt động kinh doanh gì?
Nhân tố quan trọng quyết định thành công của việc đầu tư vào công ty phát hành là thông qua việc tìm hiểu công ty thực hiện những hoạt động kinh doanh nào và các đối thủ cạnh tranh của công ty là ai. Bạn cũng có thể nêu ra câu hỏi liệu công ty phát hành có đăng ký bằng sáng chế cho sản phẩm của mình không, vì điều này sẽ giúp công ty có lợi thế hơn các đối thủ cạnh tranh của mình. Công ty phát hành có sử dụng công nghệ cao không? Công ty có khả năng điều tiết giá cả không? Hay đây cũng chỉ là một công ty nữa trong một lĩnh vực kinh doanh vốn đã rất tràn ngập?
Những vấn đề này cùng những vấn đề liên quan khác sẽ được giải đáp trong phần Thông tin về ngành kinh doanh. Tuy nhiên bạn hãy chuẩn bị tinh thần phải đọc rất nhiều đấy. Những người chuẩn bị Bản cáo bạch có thể đặt ra giả thiết người đọc là những người lần đầu tiên tìm hiểu về công ty và do đó họ đưa ra các yếu tố về lịch sử, cơ cấu và các hoạt động của công ty nhằm tạo nên một bức tranh toàn cảnh về công ty. Thông tin đưa ra thường bao gồm:
- Tình hình các ngành kinh doanh chính mà công ty phát hành tham gia:
- Triển vọng của các ngành liên quan có ảnh hưởng tới hoạt động ngành kinh doanh chính của công ty phát hành;
- Loại sản phẩm / dịch vụ kinh doanh chính của công ty;
- Khách hàng và nhà cung cấp của công ty phát hành;
- Công nghệ, phương thức sản xuất và kênh phân phối sử dụng;
- Các nhân tố thương mại như hệ thống bán lẻ, đại lý, hệ thống phân phối, nhãn hiệu sản phẩm, giấy phép kinh doanh, bằng sáng chế và khả năng nghiên cứu và phát trên.
Đối với các công ty đăng ký niêm yết được hưởng chính sách ưu đãi thì phần thông tin về ngành kinh doanh này trong Bản cáo bạch cũng cần phải công bố chi tiết các vấn đề về công nghệ của những công ty này.
Về Đầu Trang Go down
THCK




Tổng số bài gửi : 92
Reputation : 0
Join date : 12/01/2012

Kiến thức tổng quan về thị trường chứng khoán - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Kiến thức tổng quan về thị trường chứng khoán   Kiến thức tổng quan về thị trường chứng khoán - Page 4 EmptySat Mar 03, 2012 8:18 pm

CHỨNG KHOÁN HOÁ - CÔNG CỤ HUY ĐỘNG VỐN HIỆU QUẢ phần 1
I. TỔNG QUAN VỀ CHỨNG KHOÁN HÓA:
I.1. Định nghĩa:
Phát hành chứng khoán dựa trên nguồn đảm bảo là khả năng sinh lời của tài sản đã có từ thời trung cổ khi chính quyền Thành phố Genoa Bắc Ý tập hợp một số người giàu có trong vùng để tài trợ cho đội chiến hạm chuyên đi khai thác các vùng đất mới. Chứng khoán hóa hiện đại xuất hiện cách đây đã 30 năm nhưng cho đến nay vẫn chưa có định nghĩa chính thức cho cụm từ này.
Theo định nghĩa của các nước thuộc khối OECD đưa ra năm 1995, chứng khoán hóa là việc phát hành các chứng khoán có tính khả mại được đảm bảo không phải bằng khả năng thanh toán của chủ thể phát hành, mà bằng các nguồn thu dự kiến có được từ các tài sản đặc biệt. Chủ thể phát hành không còn là nhân tố quyết định chất lượng của chứng khoán phát hành, mà khả năng sinh lời của các tài sản dùng làm tài sản đảm bảo sẽ quyết định thu nhập và độ an toàn của chứng khoán phát hành. Kết quả của quá trình chứng khoán hóa là các tài sản có tính thanh khoản kém thành chứng khoán – một loại hàng hóa được giao dịch trên thị trường vốn.
I.2. Quy trình chứng khoán hóa tổng quát:
I.2.1. Quá trình chứng khoán hóa được thực hiện theo nguyên tắc trung gian thanh toán Pay- Through Structure như sau:
Quy trình chứng khoán hóa tổng quát
I.2.2. Các thuật ngữ:
Chủ tài sản ban đầu-Originator: Là bên “bán” tài sản cho Pháp nhân đặc biệt chuyển tất cả các quyền liên quan đến tài sản. Chủ tài sản ban đầu thường tiếp tục làm dịch vụ quản lý tài sản cho Pháp nhân đặc biệt để hưởng phí quản lý.
Pháp nhân đặc biệt-Special Purpose Entity / Vehicle: Được thiết lập để thực hiện chức năng chuyển hóa các tài sản có tính thanh khoản kém thành các chứng khoán có thể mua bán, chuyển nhượng tự do trên thị trường. Nhờ nghiệp vụ tách riêng các tài sản và tái cấu trúc các luồng tiền, Pháp nhân đặc biệt có thể phát hành nhiều loại chứng khoán chuyển hóa khác nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người đầu tư về thời gian đáo hạn, tỷ suất sinh lời và mức độ rủi ro. Trong quá trình tạo tính thanh khoản cho các tài sản, Pháp nhân đặc biệt có thể nhận được sự hỗ trợ từ bên ngoài thông qua cơ chế tăng cường tín nhiệm và hỗ trợ tăng tính thanh khoản.
Pháp nhân đặc biệt có thể được thành lập dưới dạng một quỹ ủy thác hoặc công ty cổ phần, trong đó bên quản lý quỹ hoặc Hội đồng quản trị của công ty cổ phần là đại diện chịu trách nhiệm bảo vệ quyền lợi cho người đầu tư. Pháp nhân đặc biệt dùng nguồn thu từ phát hành chứng khoán để “mua” lại tài sản từ chủ tài sản ban đầu. Tài sản sau khi được mua lại có thể vẫn do chủ tài sản điều phối theo Hợp đồng quản lý tài sản giữa pháp nhân đặc biệt và chủ tài sản ban đầu, toàn bộ thu nhập có được từ tài sản sẽ được chuyển cho Pháp nhân đặc biệt để cân đối chi trả lợi tức cho người đầu tư.
Tài sản chuyển hóa:Tất cả những tài sản có thể tách ra quản lý riêng và có khả năng sinh lời có thể dự đoán được và không phụ thuộc vào các tài sản khác, đều có thể được “bán” chuyển hóa trong quá trình chứng khoán hóa, bao gồm:
Tài sản cầm cố bao gồm tài sản thuộc quyền sở hữu cá nhân hoặc tổ chức được dùng để thế chấp như nhà, đất, xưởng sản xuất, máy móc...
- Các loại tài sản tài chính khác như các khoản phải thu của ngân hàng, gồm các khoản phải thu từ cho vay tiêu dùng để mua xe, thẻ tín dụng..., các khoản phải thu từ cho vay doanh nghiệp, tài sản cho thuê tài chính, các khoản đầu tư cho các dự án trong đó có dự án phát triển cơ sở hạ tầng, và các khoản cho vay khác...
Hiện nay, khái niệm về tài sản chuyển hóa được mở rộng ra cho bất cứ tài sản tài chính nào đáp ứng được yêu cầu về tách biệt quản lý và khả năng sinh lời độc lập, như thu nhập từ các dự án đầu tư, các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng...
Chứng khoán chuyển hóa: Chứng khoán chuyển hóa là các loại chứng khoán được Pháp nhân đặc biệt phát hành trong quá trình tách riêng tài sản và tái cấu trúc các luồng tiền. Căn cứ trên tài sản chuyển hóa được dùng làm tài sản đảm bảo cho chứng khoán chuyển hóa, chứng khoán chuyển hóa được chia làm 2 loại: Chứng khoán đảm bảo bằng tài sản cầm cố Mortgage - Backed Securities – MBS và chứng khoán đảm bảo bằng tài sản tài chính Asset - Backed Securities – ABS
Chứng khoán chuyển hóa chủ yếu là các loại chứng khoán nợ như trái phiếu, tín phiếu... Tuy nhiên, tùy theo từng điều kiện cụ thể mà Pháp nhân đặc biệt cũng có thể phát hành cổ phiếu ưu đãi hoặc các loại chứng khoán vốn khác.
I.3. Nguyên tắc phát hành chứng khoán chuyển hóa:
Pháp nhân đặc biệt thường là đầu mối tập trung dòng tiền từ nhiều loại tài sản chuyển hóa khác nhau. Xuất phát từ đặc điểm của chứng khoán chuyển hóa không nhất thiết phải có một tài sản cụ thể nào đó để đảm bảo, Pháp nhân đặc biệt có thể kết hợp tùy ý các tài sản chuyển hóa để phát hành một hay nhiều loại chứng khoán chuyển hóa, miễn là thỏa mãn được nguyên tắc:
Tổng các luồng tiền vào có được từ thu nhập do các tài sản chuyển hóa mang lại, phải bằng tổng các luồng tiền ra để thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho các chứng khoán đã phát hành bao gồm chi phí trả lợi tức và hoàn vốn cho người đầu tư, và tất cả các chi phí phát sinh khác như chi phí phát hành, chi phí quản lý tài sản, chi phí để tăng mức tín nhiệm....
Mặc dù việc quản lý và điều phối chặt chẽ các dòng tiền ra và vào là khâu mấu chốt cho quá trình chuyển tài sản có tính thanh khoản kém thành chứng khoán có tính thanh khoản cao hơn, Pháp nhân đặc biệt vẫn hoàn toàn có thể chủ động trong quá trình kết nối người đầu tư với tài sản chuyển hóa, tạo nên tính đa dạng và biến hóa khôn lường của chứng khoán chuyển hóa. còn tiếp
Về Đầu Trang Go down
THCK




Tổng số bài gửi : 92
Reputation : 0
Join date : 12/01/2012

Kiến thức tổng quan về thị trường chứng khoán - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Kiến thức tổng quan về thị trường chứng khoán   Kiến thức tổng quan về thị trường chứng khoán - Page 4 EmptySat Mar 03, 2012 8:18 pm

Chứng khoán hoá - công cụ huy động vốn hiệu quả -phần 2
II. LỢI ÍCH CỦA QUÁ TRÌNH CHỨNG KHOÁN HÓA
II.1. Đối với các bên chủ đầu tư dự án:
- Đối với phần vốn đi vay trong vốn đầu tư cho dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, chứng khoán hóa là cơ hội để giảm chi phí trả lãi vay và tăng hiệu quả sinh lời của dự án,
- Đối với phần vốn tự có được dùng đầu tư vào dự án, chứng khoán hóa là một biện pháp giúp chủ đầu tư nâng cao vòng quay vốn. Vấn đề này cực kỳ quan trọng đối với những công ty chuyên đầu tư vào cơ sở hạ tầng, vì so với biện pháp phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu để gọi vốn cho một dự án mới, việc “bán” đi phần vốn tự có trong các dự án đã tiến hành xong giai đoạn cơ bản thông qua quá trình chứng khoán hóa sẽ đơn giản hơn, tiết kiệm được thời gian và chi phí phát hành,
- Chứng khoán hóa mở ra khả năng huy động vốn cho hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng, ngay cả khi dự án mới chỉ ở “trên giấy”. Các Hợp đồng hoặc cam kết chắc chắn đảm bảo hiệu quả kinh tế cho hoạt động của dự án khi đi vào vận hành, đều có khả năng biến thành tài sản có giá – hàng hóa trên thị trường tài chính.
II.2. Đối với người đầu tư:
- Có thêm một công cụ đầu tư mới với suất sinh lợi cao hơn trái phiếu chính phủ và độ tin cậy tương đối ổn định,
- Tính thanh khoản của chứng khoán đảm bảo bằng tài sản tài chính chứng khoánABS khá cao nên người đầu tư có thể dễ dàng tham gia giao dịch trên thị trường giao dịch tập trung,
- Chứng khoán ABS là một công cụ hữu hiệu cho nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro, đặc biệt là cho nhà đầu tư có tổ chức,
- Giảm thiểu được rủi ro có thể ảnh hưởng đến mức độ tín nhiệm của chủ thể phát hành, do tính chất của chứng khoán ABS là chỉ phụ thuộc vào “chất lượng” của tài sản chuyển hóa.
III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VẬN DỤNG CHỨNG KHOÁN HÓA ĐỐI VỚI VIỆT NAM:
III.1. Thực trạng cơ cấu nguồn vốn của các dự án hạ tầng cơ sở:
Phân tích cơ cấu nguồn vốn của các dự án hạ tầng kỹ thuật cho thấy, có một thực tế là các dự án hiện nay đều được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách, hoặc có một phần vốn ngân sách, phần còn lại chủ yếu là vốn vay thông qua hình thức tín dụng thương mại với lãi suất cao và thời hạn vay ngắn. Về phía ngân hàng, các nguồn vốn cho vay chủ yếu xuất phát từ hoạt động huy động vốn ngắn hạn từ các tầng lớp dân cư và các thành phần kinh tế. Trong tổng số 321.280 tỷ đồng nguồn vốn của các ngân hàng thương mại chỉ có 30% là vốn trung, dài hạn trên 12 tháng.
Những con số này cho thấy sự thiếu hụt trầm trọng nguồn vốn trung và dài hạn của các ngân hàng hiện nay so với thực tế cho vay, và đã có một lượng vốn ngắn hạn rất lớn phải đem ra cho các dự án dài hạn vay. Chênh lệch về thời gian đáo hạn giữa nguồn vốn đi vay ngắn hạn, và các khoản cho vay dài hạn trong hệ thống ngân hàng, tạo nên rủi ro rất lớn đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam. Thực tế này cho thấy trong tương lai rất gần, các dự án xây dựng cơ bản không thể cứ trông chờ vào nguồn tài trợ từ ngân hàng mà cần phải có một kênh tài trợ khác. Chứng khoán hóa có thể là lời giải cho nhu cầu này.
Thông qua nghiệp vụ chứng khoán hóa, các khoản vốn vay của ngân hàng có thể được “bán” cho pháp nhân đặc biệt, và được chuyển sang cho người đầu tư dưới dạng các trái phiếu thu nhập dài hạn. Nhờ đó, các chủ đầu tư dự án có thể hoán chuyển các khoản nợ ngắn hạn từ ngân hàng, thành các nghĩa vụ nợ dài hạn đối với trái chủ. Về phía ngân hàng, vòng luân chuyển vốn được nâng cao, rủi ro về chênh lệch thời gian đáo hạn cũng được tháo gỡ.
III.2. Các vấn đề liên quan đến việc lựa chọn mô hình chứng khoán hóa:
Trong điều kiện hiện tại, thị trường chứng khoán của nước ta vừa mới ra đời và hiệu quả hoạt động chưa cao, nguồn hàng hóa cho thị trường còn rất hạn chế, trình độ và năng lực của các tổ chức tài chính trung gian còn khiêm tốn, việc đề xuất một mô hình có khả năng ứng dụng ngay cần phải cân nhắc đến nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là các yếu tố liên quan đến việc lựa chọn loại tài sản tài chính để chuyển hóa, loại chứng khoán chuyển hóa, và Pháp nhân đặc biệt.
III.2.1. Lựa chọn loại tài sản tài chính:
Trước mắt, nghiệp vụ chứng khoán hóa chỉ có thể được áp dụng vào các dự án đã được nghiệm thu toàn bộ, hoặc từng phần, và đã được đưa vào khai thác có doanh thu, với tài sản chuyển hóa là các khoản vay ngân hàng hoặc vốn do ngân sách cấp.
Từ góc độ kỹ thuật, loại tài sản tài chính này hội đủ tiêu chuẩn của tài sản chuyển hóa bao gồm khả năng sinh lợi độc lập và tính tách bạch của tài sản. Từ góc độ thị trường, chứng khoán chuyển hóa từ các tài sản này có thể thuyết phục được các nhà đầu tư về mục đích và độ an toàn của việc đầu tư.
III.2.2. Lựa chọn loại chứng khoán chuyển hóa:
Trên lý thuyết, cả cổ phiếu và trái phiếu đều có thể được sử dụng với tư cách là chứng khoán chuyển hóa. Mặc dù cổ phiếu có lợi điểm là thời gian đáo hạn vĩnh viễn, song bù lại người đầu tư lại yêu cầu một tỷ suất sinh lời cao hơn so với trái phiếu. Trong khi đó, trái phiếu có thời gian đáo hạn hữu hạn, và ràng buộc tổ chức phát hành với nghĩa vụ thanh toán cho trái chủ lãi và vốn gốc trái phiếu, trong suốt khoảng thời gian cho đến khi chứng khoán đáo hạn.
Đối với các dự án có thu phí, thời gian có thể khai thác thường không quá dài trung bình 10-15 năm, việc sử dụng cổ phiếu với vai trò chứng khoán chuyển hóa sẽ không phát huy được ưu thế vô hạn của vốn góp, mà còn tạo áp lực về lãi suất trên vốn đối với pháp nhân đặc biệt.
Hơn nữa, đối với các công trình công ích, phúc lợi công cộng có thu phí, mục đích của dự án là phục vụ cộng đồng, cho nên tỷ lệ phí thu chỉ được phép ở mức vừa đủ để thanh toán cho các chi phí quản lý khai thác công trình và trả lãi vốn vay.
Như vậy, việc lựa chọn chứng khoán chuyển hóa phải phụ thuộc vào tính chất và khả năng khai thác của từng dự án, song nhìn chung đối với loại tài sản chuyển hóa đã xác định như trên, trái phiếu sẽ có ưu thế hơn cả về mặt kỹ thuật và tính khả mại so với cổ phiếu.
III.2.3. Lựa chọn loại hình của Pháp nhân đặc biệt:
Trong điều kiện hiện nay, Quỹ ủy thác đầu tư sẽ là sự lựa chọn ưu việt đối với một Pháp nhân đặc biệt trên phương diện bộ máy điều hành gọn nhẹ, và tính chuyên nghiệp hóa cao trong lĩnh vực chứng khoán hóa. Để có thể chỉ tập trung cho riêng hoạt động chứng khoán hóa, Quỹ Ủy thác nên được tổ chức theo dạng công ty quản lý quỹ, có trách nhiệm điều phối nhiều quỹ, mỗi quỹ tương ứng với từng tài sản, hoặc nhóm tài sản tài chính được chuyển hóa.
Quỹ ủy thác đầu tư có thể chỉ thực hiện nghiệp vụ quản lý các dòng tiền do tài sản tài chính đem lại, để thực hiện các nghĩa vụ thanh toán đi kèm với trái phiếu đã phát hành. Việc tổ chức thực hiện thu phí hoặc những nghiệp vụ liên quan đến kỹ thuật xây dựng, sẽ được giao khoán cho các tổ chức chuyên ngành thực hiện theo một mức phí đã thỏa thuận.
Như vậy, Quỹ ủy thác đầu tư hoàn toàn có khả năng kiểm soát toàn bộ thu nhập và các chi phí, liên quan đến việc khai thác tài sản tài chính, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết kế các sản phẩm chứng khoán chuyển hóa, phù hợp với khả năng sinh lời thực tế của tài sản tài chính, và đáp ứng được nhu cầu của người đầu tư.
Tóm lại, có thể phác họa sơ lược một mô hình chứng khoán hóa đáp ứng được các yêu cầu về mặt kỹ thuật và hiện trạng nền kinh tế nước ta, là mô hình trong đó Quỹ ủy thác đầu tư sẽ giữ vai trò là Pháp nhân đặc biệt, thực hiện chức năng tái cấu trúc lại các luồng vốn. Tài sản được đưa ra chuyển hóa qua mô hình này là các khoản vốn góp của ngân sách nhà nước, hoặc các khoản cho vay của hệ thống ngân hàng thương mại, để thực hiện các dự án hạ tầng kỹ thuật.
Chứng khoán có tài sản đảm bảo được phát hành dựa vào các tài sản chuyển hóa nói trên, là các loại trái phiếu từ trung đến dài hạn, có mức lãi suất tương đối hấp dẫn đối với người đầu tư cao hơn mức lãi suất của trái phiếu Chính phủ có cùng kỳ hạn, và có thể bằng lãi suất các loại trái phiếu do hệ thống ngân hàng thương mại phát hành.
Về Đầu Trang Go down
THCK




Tổng số bài gửi : 92
Reputation : 0
Join date : 12/01/2012

Kiến thức tổng quan về thị trường chứng khoán - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Kiến thức tổng quan về thị trường chứng khoán   Kiến thức tổng quan về thị trường chứng khoán - Page 4 EmptySat Mar 03, 2012 8:18 pm

Tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế về phát hành tăng vốn và chi trả cổ tức bằng cổ phiếu - phần 1
A. Phát hành tăng vốn
Doanh nghiệp sau khi thành lập có thể bắt đầu huy động vốn. Việc tăng vốn có thể được thực hiện qua 2 hình thức:
- Phát hành cổ phiếu mới có xem xét phát hành quyền
- Phát hành cổ phiếu mới không xem xét phát hành thưởng
a. Phát hành cổ phiếu mới có xem xét
Phát hành cổ phiếu mới có xem xét là phương thức thường được sử dụng bởi các công ty tại Hàn Quốc, Đài Loan. Các nhà đầu tư có thể đặt mua cổ phiếu mới đã được phát hành thông qua 3 cách sau:
- Thông qua phát hành quyền cho các cổ đông hiện hữu.
Tùy theo bộ luật thương mại, cổ đông có quyền nhưng không có nghĩa vụ để mua các cổ phần trước. Nếu tất cả các cổ phần mới được phát hành không được mua hết trong thời hạn định trước, công ty có thể hoàn thành đợt phát hành mới bằng việc phân bổ phần còn lại cho tác đối tác.
- Thông qua phân phối cho các bên đối tác.
Quyền mua cổ phiếu mới với quyền ưu tiên trước có thể được cấp cho các bên đối tác có quan hệ khăng khít với công ty phát hành ví dụ như: các nhân viên, các đối tác kinh doanh, các nhà cung cấp, các cổ đông chính.
- Thông qua phát hành ra công chúng.
Được phép của hội đồng quản trị, công ty có thể phát hành ra công chúng theo ý muốn, tuy nhiên phải ngoại trừ quyền mua của các đông hiện hữu.
b. Phát hành mới không có xem xét
Phát hành mới không có xem xét dẫn tới việc tăng tổng số cổ phiếu đăng lưu hành của công ty, tuy nhiên không có sự tăng vốn cổ đông hoặc tổng tài sản của công ty phát hành tại thời điểm phát hành. Kiểu tăng vốn này được phân thành 2 loại:
- Chuyển đổi dự trữ.
Cổ phần mới được phát hành không có bất cứ sự thu hút nào các khoản tiền từ bên ngoài vào khi mà thặng dư vốn hoặc lợi nhuận giữ lại được chuyển thành vốn cổ phần.
- Chuyển lợi nhuận thành vốn cổ phần nhằm chi trả cổ tức bằng cổ phiếu.
Lợi nhuận của công ty được chuyển thành cổ tức dưới dạng cổ phiếu và trả cho các cổ đông hiện hữu. Cổ tức cổ phiếu có được là tùy thuộc vào tỷ lệ phân bổ chứng khoán sở hữu của doanh nghiệp tới các cổ đông. Ngược lại với trả cổ tức bằng tiền mặt, cổ tức của cổ phiếu được trả bằng cổ phiếu.
Tóm lại, việc tăng vốn của doanh nghiệp thường sẽ xem xét tới hai khả năng xảy ra, đó là:
- Tăng cổ phần đã phát hành lên bằng cách phát hành cổ phiếu trên cơ sở giới hạn của vốn cổ đông.
- Tăng vốn cổ đông bằng cách phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn làm tăng vốn điều lệ của công ty. Khi tăng vốn bằng cách này, vốn chủ sở hữu cũng tăng lên.
Ngoài ra còn có một số phương pháp phát hành tăng vốn khác như phát hành tại mức giá thị trường. Không giống như phát hành theo mệnh giá, đây là một phương thức mà giá của cổ phần được xác định bởi chính thị trường. Tại Hàn Quốc, trước khi vận dụng phương pháp này từ 12/1983, việc tăng vốn của các công ty được thực hiện trên cơ sở mệnh giá. Việc hướng dẫn hệ thống mới này chỉ ra rằng giá phát hành được xác định theo giá thị trường theo một tỷ lệ triết khấu nhất định do SEC Securities and Exchange Commision qui định. Sau 8/1987, tất cả các công ty niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Hàn Quốc muốn tăng vốn đều thông qua hệ thống này. Sau đó, tháng 6/1991, tỷ lệ triết khấu hoàn toàn được thả nổi, mọi quyết định về tỷ lệ triết khấu được dựa trên quyết định của chính ban giám đốc điều hành công ty phát hành. Theo các qui định về quản lý tài chính của các công ty niêm yết, các công ty được phép phát hành cổ phần vốn tại mức giá thị trường ngoại trừ giá không bao gồm quyền hoặc giá cơ sở giảm xuống dưới mức mệnh giá.
Giá phát hành mới thường được xem xét giữa 2 lựa chọn, lấy lựa chọn nào có giá thấp hơn.
- Lựa chọn thứ nhất là triết khấu từ mức giá không bao gồm quyền mua trong 5 ngày trước ngày ghi sổ.
- Lựa chọn 2 có được bằng việc triết khấu giá cơ sở 7 ngày trước ngày đặt mua.
Lý do của việc xác định giá phát hành theo cách này là để cung cấp cho các cổ đông cơ hội đặt mua các cổ phiếu mới phát hành tại mức giá thấp nếu có thể. Các cổ đông hiện hữu thường tạo các quyết định mua hoặc không đối với các cổ phiếu mới trước ngày không quyền. Với lý do thời gian từ ngày không quyền tới lúc đặt mua thường lớn hơn 2 tháng, các cổ đông hiện hữu dễ bị đặt vào các tình huống biến động giá quá mức. Điều này có nghĩa là: trong giai đoạn này, nếu giá chứng khoán giảm và ai đó đặt mua cổ phiếu mới sẽ bị lỗ một khoản tương đương chênh lệch giữa giá thị trường và giá phát hành. Để đạt được lợi nhuận, cần thiết phải tính toán tới chọn lựa thứ 2 trên cơ sở giá thị trường đã giảm. Theo tính toán, khi giá thị trường của cổ phần hiện hữu đã tăng, lựa chọn 1 sẽ trở thành thực tế giá cho việc phát hành. Ngược lại khi nó giảm, lựa chọn 2 sẽ là giá phát hành thực tế.
Thí dụ:
• Lựa chọn thứ nhất.
Giá không quyền = giá cơ sở + giá lựa chọn 1 x tỷ lệ tăng vốn / 1 + tỷ lệ tăng vốn
Trong đó giá cơ sở được xác định như sau:
“Giá cơ sở là trung bình giá thị trường hoặc giá đóng cửa của ngày giao dịch trước ngày cơ sở trước ngày ghi sổ 5 ngày 1 ngày” lấy giá thấp. Nghĩa là giá cơ sở có thể là 1 trong 2 giá sau, ở đó lấy giá nào thấp hơn:
- giá đóng cửa trước ngày cơ sở 1 ngày.
- giá trung bình= a + b + c / 3 trong đó:
+ a : Trung bình đóng cửa có trọng số khối lượng của các phiên trước ngày cơ sở 1 tháng.
+ b : Trung bình đóng cửa có trọng số khối lượng của các phiên trước ngày cơ sở 1 tuần.
+ c : Giá đóng cửa ngày trước ngày cơ sở 1ngày.
Giá lựa chọn 1 = giá không quyền x 1 - tỷ lệ triết khấu
• Lựa chọn thứ hai. Giá lựa chọn 2 = giá cơ sở x 1 - tỷ lệ triết khấu
Trong đó:
- “Giá cơ sở là trung bình giá thị trường hoặc giá đóng cửa của ngày giao dịch sau ngày khóa sổ 53 ngày 1 ngày” lấy giá thấp. Trung bình giá thị trường=a+b/2 trong đó:
+a : trung bình giá đóng cửa của 1 tuần gần ngày cơ sở nhất nghĩa là trước ngày đặt mua 7 ngày.
+y : giá đóng cửa của ngày giao dịch trước ngày cơ sở.
Và cuối cùng là giá phát hành có thể là 1 trong 2 giá trên với giá nhỏ hơn.
B. Trả cổ tức bằng cổ phiếu.
Trả cổ tức bằng cổ phiếu thực chất là nhằm giữ lại các khoản lợi nhuận, thặng dư hoặc các khoản tiền của các quĩ nhằm củng cố lượng tiền mặt hiện có trong vốn của cổ đông cũng như của Doanh nghiệp để thúc đẩy việc đầu tư, kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp. Không có sự thay tăng giảm nào về vốn cổ đông cũng như tài sản của công ty. Về cơ bản, số lượng cổ phiếu sẽ tăng lên và làm cho tỷ lệ vốn cổ phần tăng lên. còn tiếp
Tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế về phát hành tăng vốn và chi trả cổ tức bằng cổ phiếu - phần 2
B. Trả cổ tức bằng cổ phiếu
Tại các Sở giao dịch chứng khoán của các nước có nền kinh tế phát triển, việc áp dụng hình thức chi trả cổ tức bằng cổ phiếu đã diễn ra rất lâu. Ngoài việc tuân thủ các qui định của Luật áp dụng đối với các công ty cổ phần, các qui định và hướng dẫn của Sở giao dịch, UBCK các nước, việc chi trả cổ tức theo hình thức như thế nào sẽ tùy thuộc vào quyết định của Đại hội cổ đông hoặc của Hội đồng quản trị công ty trên cơ sở xem xét của Đại hội cổ đông.
ở Việt Nam, theo mục 1, điều 67, Luật Doanh nghiệp về chi trả cổ tức, công ty cổ phần chỉ trả cổ tức cho cổ đông khi công ty kinh doanh có lãi, đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo qui định của pháp luật. Việc chi trả cổ tức do quyết định của Đại hội cổ đông công ty. Thông thường một công ty làm ăn có lãi sẽ chi trả cổ tức cho cổ đông dưới dạng tiền mặt. Khoản tiền này được trích từ lợi nhuận của doanh nghiệp sau khi đã trích lập các quĩ theo qui định của pháp luật doanh nghiệp, theo điều lệ của công ty và giữ lại một phần nhằm tái đầu tư phát triển sản xuất. Cũng theo Luật Doanh nghiệp, Cổ tức được định nghĩa là số tiền hàng năm được trích từ lợi nhuận của công ty để trả cho mỗi cổ phần. Như vậy trong các văn bản pháp luật hiện hành của chúng ta chưa hề có qui định nào nói về việc chi trả cổ tức cho cổ đông bằng cổ phiếu.
Tuy nhiên tại các thị trường chứng khoán trên thế giới, có rất nhiều trường hợp các công ty không chi trả cổ tức dưới dạng tiền mặt. Thay vào đó, tùy thuộc vào tình hình công ty và quyết định của Đại hội cổ đông, các công ty sẽ chi trả cổ tức dưới dạng cổ phiếu. Khi đó, các vấn đề sau sẽ được lưu tâm:
a. Nguồn cổ phiếu dùng chi trả cổ tức.
- Phát hành mới.
Việc phát hành mới cổ phiếu phục vụ chi trả cổ tức như đã nói trên trong phần phát hành tăng vốn. Tuy nhiên việc phát hành mới này không làm tăng vốn cổ đông do một mặt lượng cổ phiếu mới tăng lên làm cho lượng cổ phiếu lưu hành tăng lên và vốn cổ phần theo đó tăng lên nhưng thực chất nó được chuyển đổi từ lợi nhuận, thặng dư vốn của công ty được giữ lại thay vì đem chi trả cho cổ đông dưới dạng tiền mặt.
- Cổ phiếu Ngân quĩ.
Cổ phiếu Ngân quĩ là cổ phiếu mà công ty đã mua lại trên thị trường. Có nhiều lý do để công ty mua lại cổ phiếu do chính công ty phát hành trên thị trường, nhưng mục tiêu chủ yếu là tăng lợi nhuận chi trả cho cổ đông do số cổ phiếu mua lại này không có quyền nhận cổ tức, ngăn ngừa việc thâu tóm công ty, tăng lợi nhuận từ chính việc mua bán lại này, phục vụ cho việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu..
ở Việt Nam, theo qui định trong Điều 65 về mua lại cổ phần theo quyết định của công ty của Luật Doanh nghiệp, Điều 54 Qui chế Thành viên, Niêm yết, Công bố Thông tin và Giao dịch Chứng khoán, tổ chức niêm niêm yết có quyền và chỉ được phép mua lại không quá 30% tổng số cổ phiếu phổ thông, một phần hoặc toàn bộ cổ phiếu khác đã phát hành và phải nộp đơn xin phép theo qui định của TTGDCK. Do đó nếu được phép thực hiện chi trả cổ tức bằng cổ phiếu, lượng cổ phiếu để chi trả cổ tức cũng sẽ nằm trong giới hạn trên đây.
b. Tỷ lệ trả cổ tức bằng cổ phiếu.
Tỷ lệ chi trả cổ tức bằng cổ phiếu là tỷ lệ cổ tức bằng cổ phiếu nhận được trên số lượng cổ phiếu đang nắm giữ.
Ví dụ: Nếu tỷ lệ chi trả cổ tức bằng cổ phiếu là 10%, như vậy nếu 1 cổ đông nắm giữ 100 cổ phiếu sẽ được chi trả cổ tức tương ứng với 10 cổ phiếu.
c. Loại cổ phiếu và số lượng.
- Loại cổ phiếu: Loại cổ phiếu được chi trả cổ tức có thể bao gồm các loại như: cổ phiếu thường; cổ phiếu ưu đãi.
- Số lượng: Tổng số lượng cổ phiếu dùng để chi trả cổ tức cho cổ đông do Đại hội cổ đông công ty công quyết định căn cứ trên thực tế lợi nhuận của công ty và việc cân đối các khoản tiền cũng như nhu cầu về tiền mặt của công ty.
d. Phương pháp chi trả cổ tức bằng cổ phiếu.
- Ngày ghi tên vào danh sách cổ đông.
Người đang nắm giữ cổ phiếu muốn nhận được cổ tức phải có tên trong danh sách cổ đông vào ngày cuối cùng của năm tài chính. Do đó, tổ chức niêm yết thường sẽ phải công bố thông tin việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu trước ngày kết thúc năm tài chính một khoảng thời gian nhất định. Điều này cho phép người đầu tư có thể lựa chọn xem mình có nên tiếp tục nắm giữ hay bán cổ phiếu.
- Phương án chi trả đối với các cổ đông nắm giữ số lẻ cổ phiếu.
Nếu số cổ tức chi trả bằng cổ phiếu là một số lẻ, cổ đông sẽ nhận được số cổ phiếu chẵn, phần lẻ còn lại sẽ được qui đổi thành tiền mặt và thanh toán cho cổ đông.
Ví dụ: Một cổ đông sở hữu 70 cổ phiếu, tỷ lệ chi trả cổ tức bằng cổ phiếu là 5%. Như vậy, số lượng cổ phiếu nhận được sẽ là 3,5 cổ phiếu. Tổ chức niêm yết sẽ gom tất cả những phần cổ phiếu lẻ và bán ra thị trường sau đó thanh toán bằng tiền cho cổ đông. Như vậy vẫn đảm bảo được số lượng phát hành mà thỏa mãn nhu cầu của nhà đầu tư. Đối với trường hợp trên đây, cổ đông nắm giữ 70 cổ phiếu sẽ nhận được 3 cổ phiếu và phần tiền qui đổi từ 0,5 cổ phiếu lẻ.
- Các thay đổi sẽ xảy ra đối với cổ phiếu đang lưu hành.
Trong khoảng thời gian nhất định như đã nói trên đây trước khi kết thúc năm tài chính, tổng số cổ phiếu của tổ chức niêm yết có thể tăng lên do một số các trường hợp đặc biệt như : cổ đông thực hiện các quyền kèm theo cổ phiếu hoặc trái phiếu chuyển đổi. Điều này dẫn đến thay đổi tỷ lệ chi trả cổ tức bằng cổ phiếu. Do đó, tổ chức niêm yết sẽ phải công bố rõ ràng về các các khả năng xảy ra thay đổi này.
e. Ngày thông qua nghị quyết của Ban giám đốc về việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu.
Thông thường, tỷ lệ chi trả cổ tức có thể thay đổi, vấn đề này quyết định ra sao tùy thuộc vào Đại hội cổ đông. Công ty phải thực hiện công bố thông tin về việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu và các vấn đề liên quan ra công chúng trước khi thực hiện chi trả một khoảng thời gian nhất định.
Đối với thị trường chứng khoán Việt Nam, việc xem xét và định hướng trước về chi trả cổ tức dưới hình thức cổ phiếu đang được xem xét. Để có thể thực hiện được nhiệm vụ đó, cần giải quyết các vấn đề sau đây:
1. Xem xét bổ sung các qui định về vấn đề này đối với các văn bản pháp luật liên quan, trong đó quan trọng nhất là Luật Doanh nghiệp, Nghị định 48 của CP, các qui định, qui chế liên quan của UBCKNN về việc phát hành tăng vốn đối với việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu, các qui định về điều lệ Doanh nghiệp.
2. Khẩn trương xây dựng và nghiên cứu các qui trình hướng dẫn thủ tục liên quan đến việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu cho các tổ chức niêm yết, trong đó lưu ý tới các vấn đề như sau:
- Ngoại trừ việc tuân thủ các qui định trong điều lệ công ty, Ban giám đốc công ty xem xét các vấn đề liên quan tới việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu như: nguồn chi trả, tỷ lệ chi trả, ngày đăng ký cuối cùng, ngày chi trả, biện pháp giải quyết đối với các phần lẻ của cổ phiếu..
- Hướng dẫn công bố thông tin và gửi thông báo cần thiết tới Sở giao dịch cũng như UBCK.
- Hướng dẫn nộp hồ sơ xin phép phát hành bổ sung tăng vốn trong đó ghi rõ mục tiêu nhằm chi trả cổ tức bằng cổ phiếu theo các qui định mới.
- Các qui trình kết hợp với Sở giao dịch, UBCK trong việc thực hiện đóng sổ cổ đông, xác định chủ sở hữu thực sự được phép chi trả cổ tức, thông báo cho cổ đông, những người sẽ nhận được cổ tức bằng cổ phiếu.
- Đăng ký thay đổi vốn với cơ quan có thẩm quyền.
- Hướng dẫn Chuẩn bị và trình các tài liệu, đơn liên quan đến niêm yết bổ sung.
Trong trường hợp các thủ tục trên đã tiến hành xong, Sở giao dịch cần có lộ trình cụ thể căn cứ trên thông báo của tổ chức niêm yết, các giấy phép đã cấp để thông báo về ngày giao dịch không cổ tức, tiến hành tính toán chỉ số chứng khoán trên cơ sở thay đổi về số lượng cổ phiếu bổ sung niêm yết của công ty.
Về Đầu Trang Go down
THCK




Tổng số bài gửi : 92
Reputation : 0
Join date : 12/01/2012

Kiến thức tổng quan về thị trường chứng khoán - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Kiến thức tổng quan về thị trường chứng khoán   Kiến thức tổng quan về thị trường chứng khoán - Page 4 EmptySat Mar 03, 2012 8:19 pm

Định giá doanh nghiệp theo tỷ lệ P/E - phần 1
Trong việc định giá một doanh nghiệp, các báo cáo về tỷ lệ thị giá / thu nhập một cổ phiếu hay PER hoặc P/E đóng một vai trò hết sức quan trọng. Price Earning Ratio, viết tắt là PER hay P/E, được sử dụng trong rất nhiều phương pháp định giá, đặc biệt là trong những phương pháp đơn giản nhất, là những phương pháp so sánh ngành, so sánh tổng thể hoặc lịch sử.
Tỷ lệ P/E chỉ ra rằng thị trường chấp nhận trả giá gấp bao nhiêu lần thu nhập của một chứng khoán. Có nghĩa là lượng vốn hoá của một doanh nghiệp gấp bao nhiêu lần so với thu nhập của nó. Phần thu nhập này có thể được phân phối hoặc giữ lại, và trong trường hợp được giữ lại, nó tạo ra một giá trị thặng dư trong tương lai đối với doanh nghiệp. Đây chính là nguyên tắc cơ bản của TTCK. Tỷ lệ P/E là hệ số biến đổi thu nhập thành vốn, hoặc là hệ số tương ứng với mức vốn tiềm năng của một khoản thu nhập việc đảo ngược tỷ lệ này, nghĩa là tỷ lệ E/P, là tỷ suất sinh lời của một khoản đầu tư. Ngược lại, tỷ lệ P/E là hệ số vốn hoá.
Theo quan điểm này, tỷ lệ P/E là một công cụ hết sức quý giá, bởi vì trong nề kinh tế thường diễn ra hoạt động đầu tư một lượng vốn để đổi lấy hy vọng vào những khoản thu nhập lợi nhuận và / hoặc giá trị thặng dư tương lai hoặc ngược lại. Việc biết được giá trị của lượng vốn bỏ ra để có được những khoản thu nhập liên tục là điều hết sức quan trọng.
Định nghĩa các thành phần của P/E: P/E là một tỷ số gồm hai đại lượng, phụ thuộc vào giá trị tương ứng và định nghĩa của từng đại lượng.
Đối với giá thị trường thị giá, khi được đưa ra sử dụng, có thể có nhiều cách định nghĩa: 1. Là giá thị trường của phiên cuối cùng hoặc phiên gần nhất; 2. Là giá thị trường của phiên ngày 31 tháng 12 năm vừa qua; 3. Là giá thị trường trung bình của từng thời kỳ: tháng, quý hoặc năm...
Liên quan tới vấn đề thu nhập của cổ phiếu, cần lưu ý là có 3 vấn đề được đặt ra. Thứ nhất, lợi nhuận xuất phát từ khái niệm nào? lợi nhuận thuần sau thuế hoặc lợi nhuận thuần từ ngành kinh doanh chính.... Thứ hai, liệu đó có phải là lợi nhuận thuần được điều chỉnh, có nghĩa là phải loại bỏ các yếu tố không đồng nhất giữa các chuẩn mực kế toán khác nhau hay không? Và thứ ba, thời hạn liên quan là năm nào? Nghĩa là:
- Lợi nhuận thuần của năm tài chính vừa qua và đã được công bố,
- Lợi nhuận ước lượng của năm tài chính hiện tại,
- Lợi nhuận kỳ vọng của năm tài chính sắp tới?
Để minh hoạ khoảng cách có thể có giữa các tỷ số P/E của các thị trường khác nhau xuất phát từ định nghĩa khác nhau của các thị trường này, chúng ta có thể sử dụng các số liệu P/E bình quân của Sở giao dịch chứng khoán New York và Tokio trong những năm gần nhất.
Tỷ số P/E bình quân của TTCK New York và Tokyo
1975 1979 1980 1981 1982 1983 1984 1985 1986
NY S&P 500 11.0 7.4 9.2 8.0 11.2 11.7 12.1 13.4 14.7
Tokyo DJ 225 19.4 20.2 17.1 18.2 22.2 25.1 28.0 25.9 32.1
Tokyo điều chỉnh 12.1 12.6 10.7 11.3 13.8 15.6 17.5 16.2 20.0
Tỷ số P/E chưa điều chỉnh của Nhật có vẻ hết sức cao. Điều này có thể làm nản lòng phần lớn các nhà đầu tư phương tây. Thực tế, sự so sánh trực tiếp giữa P/E của hai nền kinh tế này không có ý nghĩa gì. Theo giải thích của các chuyên gia, lợi nhuận của các doanh nghiệp Nhật không được tính toán theo cùng một cách với các doanh nghiệp Mỹ. Nếu người ta cân đối các phương pháp kế toán, và đặc biệt nếu sử dụng cùng một phương pháp hợp nhất kế toán, ta có thể nhận thấy rằng lợi nhuận bình quân của các doanh nghiệp Nhật cao hơn khoảng 60% so với các số liệu đã công bố như vậy, P/E bình quân của Nhật phải được điều chỉnh bằng cách nhân chúng với 1/160%, nghĩa là 0,625.
Vậy mà, cần nhận thấy rằng, trong giao tiếp hàng ngày, người ta không hề đả động đến tỷ số P/E điều chỉnh đối với doanh nghiệp này hay doanh nghiệp khác ở Nhật. Các vấn đề liên quan đến tỷ số này đều sử dụng tỷ số P/E không điều chỉnh. Sự méo mó này có thể là nguồn gốc của những nhầm lẫn trong các quyết định đầu tư. Nó có thể tránh được bằng cách sử dụng công nghệ thông tin bao gồm việc sửa chữa tự động nếu tỷ số P/E xuất hiện trên màn hình điện tử.
Nguyên tắc đầu tiên được đặt ra cho việc định giá: so sánh các chỉ số P/E có thể so sánh được bằng cách đảm bảo rằng việc xác định lợi nhuận là giống nhau trong các trường hợp, cũng như phải quan tâm đến tính chính xác của các thời kỳ được so sánh.
Khi so sánh các tỷ số P/E của các doanh nghiệp khác nhau, có thể có sự chênh lệch xuất phát từ một số nguyên nhân chính:
- Sự nhầm lẫn trong việc công bố số lượng cổ phiếu đang lưu hành,
- Việc không hợp nhất các tài khoản của một phần doanh nghiệp không niêm yết,
- Sự khác biệt của các phương pháp kế toán, đặc biệt là đối với những vấn đề như: Các khoản dự phòng rủi ro hoặc các khoản khấu hao.
Việc định nghĩa và tính toán số lượng cổ phiếu có thể là nguồn gốc của nhiều nhầm lẫn đáng ngạc nhiên khi cần thiết phải đưa ra các dự đoán. Hiện đang tồn tại trên thế giới nhiều loại công cụ phái sinh mà chúng có thể là cổ phiếu hoặc không phải là cổ phiếu theo tính chất của nó, giống như các cổ phiếu ưu đãi, là dạng cổ phiếu không có quyền biểu quyết, hoặc các trái phiếu có thể biến đổi thành cổ phiếu như trái phiếu chuyển đổi.
Những chứng khoán có thể chuyển đổi thành cổ phiếu hoặc quyền chuyển đổi thành cổ phiếu trong một thời hạn nào đó, có thể làm biến đổi hoặc không làm biến đổi tổng lợi nhuận của doanh nghiệp, có thể không gây tác động mạnh đến việc giảm giá trị của doanh nghiệp nhưng ngược lại, lại làm giảm một cách rất nhạy cảm giá trị của từng cổ phiếu.
Cần phải có một sự chú ý đặc biệt đối với việc tính toán các lợi nhuận của cổ phiếu trong những trường hợp tăng vốn đầu tư của doanh nghiệp trong nay mai, doanh nghiệp đang sở hữu các quyền chọn về cổ phiếu của mình, hoặc có các loại chứng khoán khác như cổ phiếu ưu đãi, trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm quyền mua cổ phiếu.
Người ta có thể giải thích sự thay đổi của P/E bình quân trên TTCK? Việc nghiên cứu sự tương quan chỉ đem lại một kết quả duy nhất có ý nghĩa: ảnh hưởng của lãi suất trái phiếu. Tỷ số P/E giảm khi lãi suất trái phiếu tăng.
Tác động của lãi suất trái phiếu quan trọng hơn rất nhiều so với "lợi nhuận bình quân trên TTCK". Điều này hết sức quan trọng, vì lãi suất trái phiếu hiện hữu và được công bố. Lãi suất trái phiếu hàng ngày luôn là đối tượng để phản ứng, là đề tài tranh luận và mỗi người đều rút ra những hậu quả từ sự can thiệp của nó vào TTCK và các chính sách tài chính của doanh nghiệp. "Lợi nhuận bình quân trên TTCK" không hiện hữu và không được công bố. Nó chỉ được sử dụng đến trong trường hợp tính toán sự tương quan. Và như vậy, nó không có ảnh hưởng đến cách ứng xử của các thành phần kinh tế.
Ngược lại, lợi nhuận của một doanh nghiệp có tồn tại và nó cũng tồn tại trong nhận thức của nhà đầu tư. Về mặt lãi suất, M. de Raismes đã thiết lập mối tương quan sau cho TTCK Pháp: P/E = 20,24 - 93,97 i trong đó, i là lãi suất trái phiếu không rủi ro. Trong 35 năm hoạt động, chỉ có 7 năm có số liệu khác với quy luật này và phải được giải thích bằng những nguyên nhân khác.
Đương nhiên là có những hiện tượng có thể làm xáo trộn giá trị của P/E bình quân trên thị trường mà không liên quan tới biến động về lãi suất trái phiếu. Những nguyên nhân đó có thể xuất phát từ ảnh hưởng của một chính sách thuế mới, hoặc đường lối chính trị mới... còn tiếp
Định giá doanh nghiệp theo tỷ lệ P/E - phần 2
Những thông tin kinh tế và tài chính được đăng tải trên các báo có thể có ích đối với nhà đầu tư trong việc so sánh giá trị của doanh nghiệp với các doanh nghiệp tương đồng.
Nếu tỷ số P/E bình quân của toàn thị trường là tương đối cao, một nhà đầu tư ngắn hạn có thể vẫn kiếm được lợi nhuận nếu kết quả hoạt động của doanh nghiệp vẫn tiếp tục tăng và xu hướng của thị trường vẫn thuận lợi. Tuy nhiên, đối với nhà đầu tư dài hạn thì nên sử dụng các phương pháp định giá của Gordon - Shapio và của Bates để kiểm tra khả năng sinh lời kỳ vọng. Lịch sử đã chứng minh rằng các tỷ số P/E thường dao động trong một khoảng thời gian nào đó.
Nếu tỷ số P/E của ngành cao hơn tương đối so với TTCK, cần làm rõ một số chi tiết:
Đối với toàn ngành, lợi nhuận ước đoán của năm tài chính kế tiếp vẫn tiếp tục tăng với tốc độ cao. Tỷ số P/En+1 sẽ cho một kết quả thuận lợi hơn nhiều so với P/E hiện tại. Điều này có thể xảy ra đối với một ngành kinh tế vừa thoát khỏi khủng hoảng hoặc các yếu tố môi trường đặc biệt thuận lợi. Khi đó, một tỷ số P/E cao không đồng nghĩa với một vụ đầu tư mạo hiểm.
Đó là lĩnh vực hiện đang là thị hiếu của công chúng. Điều chắc chắn rằng khi thị hiếu thay đổi thì kết quả của việc đầu tư vào lĩnh vực này là hết sức đáng lo ngại.
Nếu chính tỷ số P/E của doanh nghiệp cao:
Doanh nghiệp vừa qua khỏi một cuộc khủng hoảng với những kết quả còn khá thấp nhưng lợi nhuận cam kết của năm tài chính kế tiếp sẽ lớn hơn nhiều. Vậy, một tỷ số P/E cao là hợp lý.
Sự tăng trưởng của doanh nghiệp hết sức mạnh mẽ, lợi nhuận của năm sau sẽ là một bước nhảy vọt so với hiện tại. Khi đó, P/En+1 sẽ giảm đáng kể so với hiện nay. Như vậy, một tỷ số P/E cao vẫn tương đối hợp lý. Khi đó, hiện tượng P/E cao được coi như là một nấc thang cho lợi nhuận tương lai.
Tỷ số P/E của doanh nghiệp cao do cầu quá lớn so với cung của cổ phiếu của doanh nghiệp do mới được niêm yết trên thị trường thứ cấp hoặc do thị hiếu của nhà đầu tư. Khi đó, cần phải làm rõ xem liệu viễn cảnh về lợi nhuận của doanh nghiệp có phù hợp với sức cầu đó hay không.
Tóm lại, một người mua với tỷ số P/E cao cần ngay lập tức tính toán tỷ số P/En+1 Giá thị trường / lợi nhuận của cổ phiếu trong năm n + 1. Nếu tỷ số này thấp hơn so với tỷ số P/E hiện hữu thì việc đầu tư vào cổ phiếu này vẫn cho kết quả tốt.
Một nhà đầu tư muốn nắm giữ cổ phiếu trong nhiều năm, hoặc một nhà thu mua doanh nghiệp theo chiến lược dài hạn không thể lý luận như trường hợp nêu trên. Anh ta bắt buộc phải tính toán khả năng sinh lời của khoản đầu tư của mình trên cơ sở các dòng cổ tức chiết khấu và giá trị bán lại.
Về Đầu Trang Go down
THCK




Tổng số bài gửi : 92
Reputation : 0
Join date : 12/01/2012

Kiến thức tổng quan về thị trường chứng khoán - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Kiến thức tổng quan về thị trường chứng khoán   Kiến thức tổng quan về thị trường chứng khoán - Page 4 EmptySat Mar 03, 2012 8:19 pm

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CỦA DOANH NGHIỆP - phần 1
Phân tích chiến lược của doanh nghiệp là việc nghiên cứu thuần tuý về doanh nghiệp. Ngoài bảng tổng kết tài sản và bảng cân đối tài khoản, nó còn dựa trên một số yếu tố khác. Việc phân tích chiến lược có thể bao gồm:
Lịch sử của doanh nghiệp
Đôi khi việc nghiên cứu quá khứ của một doanh nghiệp là điều rất có ích để có thể hiểu rõ được chiến lược phát triển của nó hiện nay và trong tương lai. Ngoài ngày thành lập, điều có thể tạo thuận lợi cho việc theo dõi khả năng thích ứng của doanh nghiệp, phương thức thành lập doanh nghiệp cũng là một lợi ích không nhỏ.
Hãy lấy ví dụ một doanh nghiệp tư nhân được điều hành trong hàng thập kỷ bởi lần lượt các thế hệ ông, cha và con. Nó sẽ có xu hướng giảm tốc độ phát triển. Điều này cho phép chủ doanh nghiệp giữ vững quyền lực. Ngược lại, một doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ bằng việc thâu tóm một cách thù địch các doanh nghiệp khác sẽ hầu như không có sự thay đổi trong chiến lược của nó trong tương lai, trừ phi có biến động lớn về cơ cấu quyền lực.
Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực cũng quan trọng tương đương với khả năng tài chính của doanh nghiệp. Khả năng tài chính của doanh nghiệp có thể sẽ mất dần theo thời gian nhiều vụ đầu tư vào các hợp đồng tương lai đã làm biến mất hoàn toàn khả năng tài chính của nhiều công ty đa quốc gia, nhưng rất hiếm khi một doanh nghiệp bị mất hoàn toàn năng lực của nhân viên của nó. Mặt khác, tuy đào tạo được một nguồn nhân lực có khả năng vừa mất nhiều thời gian vừa tốn kém hơn là thay đổi kỹ thuật sản xuất nhưng không phải khi nào máy móc cũng có thể thay thế con người. Một doanh nghiệp có hai dạng nhân lực:
Người lãnh đạo
Một vài người lãnh đạo có thể có tiếng tăm nhiều hay ít. Người ta có thể kể đến những tên tuổi như Michel Bon, cựu Chủ tịch của Carrefour và nay là chủ tịch của France Télécom, hay như Christian Blanc, cựu chủ tịch của Air France. Trong cả hai trường hợp, khả năng của người lãnh đạo có thể là nguyên nhân của sự thành công của các doanh nghiệp mà họ điều hành. Người ta cũng có thể phân biệt giữa người lãnh đạo những công ty cổ phần và doanh nghiệp tư nhân. Người lãnh đạo công ty cổ phần thường có tầm nhìn xa hơn nhiều so với chủ các doanh nghiệp tư nhân. Các nhà lãnh đạo sắp đến tuổi nghỉ hưu cũng có xu hướng hạn chế việc theo đuổi những dự án cỡ lớn. Điều này có nguy cơ làm giảm khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp trong nhiều năm sau. Chính vì thế, tuổi tác cũng có tầm quan trọng như là khả năng quản lý của người lãnh đạo.
Người lao động: bao gồm cả cán bộ và công nhân viên. Đây chính là hạt nhân của năng lực phát triển của doanh nghiệp. Người lao động có năng lực cao có thể không ngừng cải thiện các điều kiện làm việc và qua đó, cải thiện cả những sản phẩm cuối cùng. Những chi phí đào tạo và quá trình tuyển dụng các nguồn nhân lực phải được nghiên cứu một cách tỷ mỷ. Trên thực tế, một vài doanh nghiệp như IBM đã theo đuổi một chính sách tuyển dụng có thể được gọi là “vô tính”. Tất cả những nhân viên mới của nó đều được đào tạo và hướng nghiệp giống hệt những người cũ. Chính sách tuyển dụng này đã giải thích một phần sự chậm trễ của IBM trong công nghệ viễn thông vào đầu những năm 90. còn tiếp
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CỦA DOANH NGHIỆP - phần 2
Nguồn lực tài chính. Chiến lược của một doanh nghiệp DN phải được đặt trong mối quan hệ với khả năng tài chính của nó. Người ta sẽ suy nghĩ như thế nào về một DN khẳng định mong muốn phát triển nhờ vào những nguồn lực bên ngoài, vay nợ nhiều nhưng lại không có tài sản gì đáng kể? Một DN phải có đủ phương tiện để thực hiện tham vọng của nó, nhưng không cần dư. Thực tế, thật vô ích nếu DN có lượng tiền mặt rất dồi dào nhưng lại không được đem ra đầu tư mà chỉ đem gửi vào các tài khoản vãng lai tại ngân hàng. Một DN có tiền rảnh rỗi đem đầu tư vào những dự án ngắn hạn còn lãng phí hơn nhiều so với việc vay tiền để đầu tư.
Công cụ sản xuất. Nhằm mục đích nghiên cứu và phát triển, những chi phí cho việc đầu tư vào các tài sản hữu hình là hoàn toàn cần thiết. Ví dụ như khi bạn đầu tư vào máy móc thiết bị, nguyên tắc đánh thuế không cho phép bạn khấu trừ toàn bộ chi phí đầu tư ngay trong năm đầu. Nó phải được khấu hao từng phần trong nhiều năm. Vậy, khi bạn nhận thấy có sự giảm sút về các khoản khấu hao, cũng có nghĩa là tăng về kết quả kinh doanh, cần phải đặt ra một vài câu hỏi. Tại sao khấu hao giảm sút? Có phải nó xuất phát từ việc máy móc thiết bị đã lỗi thời? Hoặc DN không có dự án đầu tư khả thi? Trong những trường hợp này, DN có nguy cơ thụt lùi về sản xuất trong những năm tới, hoặc sẽ suy giảm khả năng cạnh tranh. Việc nghiên cứu chính sách đầu tư của DN vào công cụ sản xuất cũng là điều rất cần thiết trong việc phân tích chiến lược.
Sản phẩm. Để giảm bớt những rủi ro gắn liền với hoạt động sản xuất của nó, DN cần phải đa dạng hóa sản phẩm. Trong quá khứ đã có nhiều DN cố bám vào việc sản xuất sợi amian để rồi khi thức dậy vào một buổi sáng nào đó, đã thấy hoạt động của mình bị cấm. Một số DN khác chuyên sản xuất bàn tính cũng sẽ lâm vào tình trạng thê thảm khi không nhận thấy được sự phát triển mạnh mẽ của thời đại vi tính. Tất cả những ví dụ này chỉ ra rằng một DN chuyên doanh có thể sẽ không tồn tại nếu sản phẩm duy nhất của nó rơi vào khủng hoảng. Ngược lại, một DN biết cách đa dạng hóa sản phẩm sẽ không đến nỗi phải hy sinh quá nhiều khi có những quy định mới của luật pháp có thể sẽ hạn chế một trong những hoạt động của nó.
Nhưng số lượng không phải là tất cả. Thực tế, một sản phẩm có thể được sinh ra, lớn lên và chết đi. Nó có cuộc sống của chính nó. Như vậy, danh mục sản phẩm của một DN cần phải được sắp đặt một cách cân đối giữa những sản phẩm có chu kỳ phát triển khác nhau.
Chiến lược kinh doanh. Chiến lược kinh doanh cần nghiên cứu không phải là phương thức phân phối sản phẩm của doanh nghiệp mà là cách phân chia những giới khách hàng khác nhau trong tổng doanh thu của nó. Trên thực tế, một doanh nghiệp luôn phải phụ thuộc vào khách hàng và nhà cung cấp. Hãy thử tưởng tượng rằng một khách hàng chiếm tới hơn 50% doanh số của bạn. Điều gì sẽ xảy ra cho sự ổn định của bạn nếu khách hàng đó chuyển sang mua hàng của một nhà cung cấp khác? Tình trạng tương đối đơn giản, DN có tới 95% khả năng phải tuyên bố ngừng thanh toán các khoản nợ ít nhất trong vài tháng. Như vậy, DN phải chịu dưới cơ khách hàng này và sẽ phải chấp nhận những điều kiện ưu đãi hơn. Điều này về lâu dài sẽ đưa DN tới những khó khăn về tài chính. Vì lý do đó, điều quan trọng đối với một doanh nghiệp là không nên quá tập trung vào một nhóm khách hàng. Có nhiều khách hàng nhỏ còn hơn là có một số khách hàng lớn.
Nghiên cứu và phát triển. Việc nghiên cứu và phát triển là những chi phí cho hôm nay nhưng lại là thành quả cho ngày mai. Một DN có trình độ khoa học kỹ thuật cao sẽ có nhiều điều kiện hơn để phát triển mạnh mẽ. Do vậy, việc tìm hiểu về vấn đề nghiên cứu và phát triển đóng vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt là sự biến động của nó theo thời gian. Một sự giảm sút về hoạt động nghiên cứu và phát triển luôn luôn cần phải được giải thích. Ngược lại, một việc gia tăng đột ngột hoạt động này cũng có thể ẩn dấu những chi phí không được kiểm soát.
Về Đầu Trang Go down
THCK




Tổng số bài gửi : 92
Reputation : 0
Join date : 12/01/2012

Kiến thức tổng quan về thị trường chứng khoán - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Kiến thức tổng quan về thị trường chứng khoán   Kiến thức tổng quan về thị trường chứng khoán - Page 4 EmptySat Mar 03, 2012 8:19 pm

Chức năng và hoạt động của quỹ đầu tư



Quỹ đầu tư là một doanh nghiệp cổ phần, phát hành chứng chỉ quỹ để chứng nhận phần góp vốn của cổ đông.
Nguồn vốn của quỹ hình thành từ các tập đoàn, tổ chức, các công ty, dân chúng... Trong phạm vi bài viết này, tác giả chỉ đề cập đến hai dạng quỹ đang hoạt động trên thị trường chứng khoán Việt Nam là Quỹ VF1 và PRUBF1.
4 loại quỹ cơ bản
Quỹ đầu tư đa dạng hoá cổ phiếu thường: Danh mục đầu tư của quỹ phần lớn là cổ phiếu thường. Quỹ phân tích thị trường kết hợp với mục tiêu của quỹ để lập một danh mục đầu tư gồm các cổ phiếu thượng hạng của các công ty hàng đầu (blue-chips) và các cổ phiếu tăng trưởng. Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (Quỹ VF1) của Công ty quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VFM) chính là loại này.
Quỹ cân bằng: Quỹ này duy trì tỉ lệ cân đối với tài sản của quỹ bằng lập danh mục đầu tư hợp lý giữa trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu thường, vì vậy nó dung hoà tính chất mạo hiểm của cổ phiếu và tính chất an toàn của trái phiếu. Quỹ này thường có tỉ trọng đầu tư trái phiếu lớn hơn so với cổ phiếu. Hiện tại ở Việt Nam có một quỹ dạng này là Quỹ đầu tư cân bằng Prudential ("PRUBF1") của công ty quản lý Quỹ đầu tư Prudential Việt Nam (PVFMC).
Dựa vào hình thức phát hành, có thể chia thành hai loại quỹ cơ bản là quỹ đầu tư dạng đóng và quỹ đầu tư dạng mở.
Quỹ đầu tư dạng đóng thường chỉ tạo vốn qua một lần bán cho công chúng với một số lượng nhất định, không được phát hành thêm để huy động vốn và cũng không được mua lại các chứng chỉ quỹ đã phát hành.
Giá thị trường cổ phiếu của quỹ đầu tư dạng đóng phụ thuộc vào lượng cung cầu như khi áp dụng đối với các loại chứng khoán khác, ít phụ thuộc nhiều vào giá trị tài sản thuần. Quỹ dạng đóng dùng số vốn của mình đầu tư vào các doanh nghiệp hay thị trường chứng khoán. Sau đó dùng vốn và lãi thu được để đầu tư trực tiếp. Như vậy quy mô vốn của loại quỹ này chỉ có thể tăng lên từ các khoản lợi nhuận thu được.
Quỹ đầu tư dạng mở: Loại này, quỹ có thể phát hành thêm chứng chỉ quỹ để tăng vốn khi vẫn còn nhà đầu tư muốn mua và công ty sẵn lòng chuộc lại những chứng chỉ đã phát hành. công ty cũng sẵn sàng mua lại chứng chỉ của cổ đông với bất cứ số lượng nào và thời gian nào cổ đông muốn.
Đầu tư vào quỹ
Với các nhà đầu tư không chuyên, khi uỷ thác vốn hay mua chứng chỉ quỹ của các quỹ đầu tư, nhà đầu tư có thể đa dạng hoá danh mục đầu tư với số tiền không lớn.
Ngoài ra, nhà đầu tư có thể gián tiếp sử dụng được kiến thức và\ kinh nghiệm của các nhà quản lý đầu tư chuyên nghiệp.
Tham gia vào quỹ, nhà đầu tư có thể theo dõi tình trạng đầu tư của mình nhờ tính minh bạch cao. Luật quy định các quỹ phải báo cáo thay đổi tài sản ròng định kỳ, do vậy nhà đầu tư luôn biết được các tình trạng khoản đầu tư của mình.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Kiến thức tổng quan về thị trường chứng khoán - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Kiến thức tổng quan về thị trường chứng khoán   Kiến thức tổng quan về thị trường chứng khoán - Page 4 Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Kiến thức tổng quan về thị trường chứng khoán
Về Đầu Trang 
Trang 4 trong tổng số 4 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4
 Similar topics
-
» Chứng chỉ chứng khoán là gì?
» Nguyên tắc thanh toán chứng khoán DVP
» Thực hành vật lý 1
» ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN QUẢN TRỊ MẠNG MÁY TÍNH
» Tổng cộng báo cáo tài sản trên hoclamgiau.vn

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
HiIT - Hi Information Technology :: HiIT - Bên lề cuộc sống :: Tìm hiểu Chứng Khoán-
Chuyển đến